1.Dẫn nhập
Cây đu đủ có tên khoa học Carica papaya L. được trồng phổ biến trong nhiều nước nhiệt đới. Cây có nguồn gốc ở vùng đất thấp từ miền nam Mexico, nhưng ngày nay, cây này bắt gặp không những vùng Caribê mà lan toả mọi nơi: Ấn Độ, Sri Lanka, Viet Nam, Nam Phi v.v. Đu đủ là thứ quả được dùng trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam Viet Nam (gồm các thứ quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài). Theo quan niệm của người miền Nam, cách đọc ghép tên loại quả này nghe giống như “cầu sung vừa đủ xài“. Đu đủ cũng dùng làm đề tài cho cuốn phim L’Odeur de la papaye verte (The Scent of Green Papaya)1993, của Trần Anh Hùng mô tả cảnh một gia đình ở Saigon những thập niên 1950 và 1960 .
Thân cây đu đủ có thể cao it nhất 6 mét. Thân hình trụ, có nhiều sẹo gốc cuống lá, mang một chùm lá ở ngọn. Lá có cuống rỗng và rất dài, gân lá hình chân vịt. Hoa màu vàng nhạt, mọc ở thân cây, tại các nách lá.
Và cũng có cây đu đủ lùn, chỉ cao 2 mét, nhưng cũng cho trái nặng 1kg, chỉ sau 6-8 tháng gieo hạt !
Ta thường gặp 2 loại trái đu đủ: đu đủ vàng và đu đủ đỏ . Vài giống đu đủ đỏ như giống Maradol, Sunrise, Caribbean Red bán ở các siêu thị Mỹ là những giống trồng ở xứ Mễ và Belize .
Đu đủ thường bị con siêu vi phá hại: papaya ringspot virus (PRV) nên ngày nay nhiều giống đu đủ cải thiện như SunUp và Rainbow chống được vì hiện nay, hầu hết cây đu đủ ở Hawaì đều là cây biến đổi di truyền . Năm 2011, ở Philippin, nhiều nhà khảo cứu cây đu đủ cũng cho cây đu đủ lai với cây Vasconcellea quercifolia để chống được siêu vi PRV.
2. Ba loại cây Đu đủ
Có cây đu đủ đực và có cây đu đủ cái , nhưng cũng có nhiều giống đu đủ lưỡng tính:
2.1. cây đu đủ đực chỉ cho phấn hoa, không cho trái . Hoa đực thường nằm ở nách lá, màu xanh lạt và mọc thành chùm nhiều hoa .
2.2. cây đu đủ cái cho nhiều hoa . Hoa cái thường mọc theo nhóm 2 hay 3 , màu vàng nhạt, ở phía trên thân cây. Cây đu đủ cái cần hạt phấn của cây đu đủ đực để tạo ra quả . Ta không thể biết đây là đu đủ đực hay đu đủ cái trước khi cây ra hoa vì mọi cơ quan khác (thân, lá, rễ) đều hoàn toàn giống nhau. Hoa màu vàng nhạt, nhóm thành chùm xim ở nách lá.
2.3. cây lưỡng tính nghĩa là có cả hoa đực và hoa cái nên có thể tự thụ tinh: hoa đực trên nhánh cây ở nách lá, thường màu xanh lạt và hoa cái thường màu trắng nhạt và mọc thành nhóm 2 hay 3 ở ngay trên thân cây.
Ngoài ra, cũng có những kiểu tạp tính (vừa hoa đực, vừa hoa cái, vừa hoa lưỡng tính), hoặc đực cùng gốc (đực, lưỡng tính) và cái cùng gốc (cái, lưỡng tính). Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, các cụm hoa cái chỉ gồm 2-3 hoa . Sau 1 tháng hoa thụ phấn, các lá mang hoa ở nách rụng cuống, để lại vết sẹo trên thân cây.
3. Đu đủ và sức khoẻ con người
Trái đu đủ dùng để ăn nhưng nhiều thành phần cây đu đủ như hạt, lá, nhựa cây có tác dụng chữa bệnh.
3.1. Đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây đều có nhựa mủ trong đó có chất papain có tác dụng tiêu hoá thịt và các chất protit, giải phóng các acid amin như alanin, tryptophan. Nhiều xứ Phi Châu sản xuất nhiều papain xuất cảng sang các nước Âu, Mỹ để dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, dược phẩm .
3.2. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt trong đu đủ, lượng beta-carotene nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh, giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta-carotene. Tuy nhiên nhu cầu beta-carotene cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta-carotene ăn vào.
3.3. Ngoài beta carotene, đu đủ cũng chứa vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Do có nhiều sinh tố C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A . Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em.
3.4. Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Còn trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt. Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Đu đủ chín là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
4. Chất papain trong cây đu đủ
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, lá, rễ đều có nhựa mủ, nhiều nhất là ở quả xanh. Trong nhựa mủ, có một enzyme gọi là papain, một loại enzym có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm. Enzyme papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này.
Papain có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ.. có tác dụng phá thai. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tốt. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng này nữa.
Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh. Cũng không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì loại quả này giàu đường. Đu đủ sống là một loại trái cây tuyệt vời để chống bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Molecular Sciences, nước ép đu đủ sống giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ việc tái tạo tế bào beta và tăng tổng hợp insulin.
Sự hiện diện của papain và chymopapain cùng với các enzyme và phytonutrient khác trong đu đủ sống có tác dụng cải thiện tiêu hóa và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể .
Trái đu đủ sống có hàm lượng enzyme protease cao. Đó là lý do tại sao nó có đặc tính làm bong tróc giúp vết thương mau lành hơn. Ngoài ra, đu đủ sống còn chứa các dưỡng chất quan trọng như magiê, kali, vitamin A, C, E và B giúp làm giảm một số tình trạng về da và xoa dịu chứng viêm. Trái đu đủ sống có một hợp chất làm cho nó trở thành một galactagogue – một hợp chất giúp cải thiện việc tiết sữa ở những bà mẹ mới sinh con. Có những nghiên cứu cho thấy ăn đu đủ sống làm tăng hàm lượng oxytocin và prostaglandin trong cơ thể người phụ nữ. Điều này có thể giúp giảm đau kinh nguyệt, theo The Health Site.
5. Đu đủ như thức ăn
Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Đặc biệt trong đu đủ, lượng beta-carotene nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Do có nhiều sinh tố C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta-carotene. Tuy nhiên nhu cầu beta-carotene cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta-carotene ăn vào. Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C; trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. . Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây.Còn trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt.
Quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng cao. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da.
6. Đu đủ như loại thuốc
Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzyme, ví như enzyme papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này. Đu đủ có tác nhân chống oxyd hoá mạnh.
Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tố. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng này nữa.
Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh. Loại quả này giàu đường nên cũng không dùng nhiều cho người đường huyết cao.
Thái Công Tụng