1. Dẫn nhập
Khi nói về loài trâu, ta liên tưởng ngay đến những loài trâu cày ruộng trên đất thấp trồng lúa ở Đông Nam Á. Thực ra, trâu cũng gặp ở tận bên Phi châu, nhưng đó là loài trâu rừng, sống theo đàn.Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á, tức trâu nước. Đây là hai loài riêng biệt thuộc chi Syncerus (trâu châu Phi) và Bubalus (trâu châu Á) ở hai vùng địa lý cách biệt. Bản thân người viết cũng đã gặp từng đàn trâu rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên các xứ Phi châu như Kenya, Rwanda… Châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ.
Có lẽ chỉ ở một vùng có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời mới có những phong tục, lễ hội như chọi trâu, thi trâu, đâm trâu, tạ ơn trâu…. Và như một lẽ tự nhiên con trâu đã đi vào nghệ thuật, trở thành đề tài, nguồn cảm hứng phong phú của văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…
Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa . Sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc. Cả hai nhóm trâu nhà có mặt tại Á châu: trâu sông và trâu đầm. Trâu sông sống ở vùng cao như Nepal còn trâu đầm phổ biến khắp miền nhiệt đới.
Loài trâu sinh sống thành công vì có thể tận dụng thức ăn kém chất dinh dưỡng mà lại có sức sản xuất cao. Về việc đồng áng cày bừa thì trâu kéo cày khỏe hơn bò (Bos taurus) nhất là ở những vùng ruộng sâu nên ở Việt Nam có câu tục ngữ: yếu trâu hơn khỏe bò.
2. Trâu trong đời sống nông dân Việt
Ngành trồng lúa nước đã có từ rất lâu ở Á Châu. Những câu tục ngữ, thành ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “tậu trâu cưới vợ, làm nhà…”, “ruộng sâu, trâu nái”, “chín đụn mười trâu”…đã nói lên vị trí, vai trò quan trọng của con trâu đối với sản nghiệp người nông dân. Làm việc phải đúng thời vì “trâu chậm uống nước đục”. Những người có sức khỏe, người ta thường nói “khỏe như trâu”.
Từ buổi đầu lịch sử, khi dân ta biết trồng cây lúa nước, con trâu đã là người bạn thân thiết gắn bó với nông dân. Trâu sớm được thuần hóa, gần gũi thân thiết với con người, giúp con người trong việc đồng áng nên người nông dân coi trâu như người bạn.
Có lẽ không người Việt nào không biết đến những câu ca chan chứa tình cảm này:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cày cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trâu thay sức người làm công việc đồng áng nên việc mua sắm trâu là việc hệ trọng. Nhà nghèo thường khó sắm được trâu để làm mùa, phần nhiều là mướn trâu:
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà.
Cả ba việc ấy đều là khó thay.
Thế nên trong cơ nghiệp nhà nông con trâu được xếp hạng nhất: “con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Từ việc ví von về tuổi tác đến việc đồng áng, tình yêu nam nữ… đều có mặt trâu. Nông dân rất quý con trâu, nó là một phần tài sản của họ nên con trâu đã được đưa ra so sánh đánh giá sự giàu nghèo:
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Và hình ảnh thằng Cuội chăn trâu cũng thật thà đáng thương:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng
Hoặc tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm:
Thật thà như thể lái trâu,
Yêu nhau như thể nàng dâu mẹ chồng.
Lại có câu ca dành cho người thích lấy vợ dại, ngoan hiền:
Vợ dại thì đẻ con khôn
Trâu chậm lắm thịt, rựa cùn chịu băm
Khi ca dao khuyên con người không nên ỷ lại mà chỉ nên tin vào sức mình, ca dao khuyên ta :
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng là cỏ thơm
Hình ảnh con trâu cũng còn có trong ca dao:
“Ai bảo chăn trâu là khổ / Không, chăn trâu sướng lắm chứ?”. .
Con trâu cũng là đề tài để người ta trêu chọc nhau một cách tình tứ trong những lúc lao động để quên đi nỗi mệt nhọc, vất vả:
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con
Người ta có trước có sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón, về đôi
Thân anh đi lẻ, về loi một mình.
Hoặc để gợi chuyện làm quen nhau:
Hỡi cô cắt cỏ bên đồng
Nuôi trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Thân em là gái được là bao nhiêu?
Các cô gái cũng hóm hĩnh, đáo để không kém:
Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm
Đến khi có vợ rồi nên một lòng một dạ không nên bắt chước những người đi trước năm thê bảy thiếp để rồi gặp phải cảnh:
Ba vợ năm bảy nàng hầu
Đêm nằm chuồng trâu, gối đầu bằng chổi.
Trâu anh con cưỡi con dòng
Có con đi trước lòng thòng theo sau.
Và đôi khi là những hình ảnh ẩn dụ về những ngang trái mà con trâu phải gánh chịu:
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày…
—
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
Những câu ca dao trên nói lên chuyện con trâu đi liền với đời sống của nông dân Việt. Cày bừa trên ruộng thì phải dùng trâu, còn trên đất cao, không úng thủy thì mới dùng bò. Và con trâu mạnh hơn bò và sức kéo nhiều hơn.
Vì trâu rất đa năng: ngoài công việc kéo cày, kéo bừa trong ruộng nước, trâu còn kéo xe, đạp lúa khi gặt hái xong; trâu dùng để kéo dụng cụ ép mía.
Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung. Con trâu hiền lành chăm chỉ, vất vả một nắng hai sương như người, trâu cũng thật thà, chất phác, chịu thiệt thòi do “trâu chậm uống nước đục”. “Khoẻ như trâu”, chỉ người có sức khỏe. “Đàn gẩy tai trâu” cũng là một thành ngữ thường dùng.
Những câu ca dao trên nói lên chuyện con trâu đi liền với đời sống của nông dân Việt . Cày bừa trên ruộng thì phải dùng trâu, còn trên đất cao, không úng thủy thì mới dùng bò. Và con trâu mạnh hơn bò và sức kéo nhiều hơn.
Con trâu gắn bó mật thiết với người nông dân. Vì trâu rất đa năng: ngoài công việc kéo cày, kéo bừa trong ruộng nước, trâu còn kéo xe, đạp lúa khi gặt hái xong; trâu dùng để kéo dụng cụ ép mía.
Mà nói về lúa nước trồng trên những loại ruông sâu, úng thủy thì chỉ có loài trâu mới có sức kéo mạnh để giúp cho người nông dân trong việc cày cấy:
Rũ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Ngành trồng lúa nước đã có từ rất lâu ở Á Châu . Những câu tục ngữ, thành ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “tậu trâu cưới vợ, làm nhà…”, “ruộng sâu, trâu nái”, “chín đụn mười trâu”…đã nói lên vị trí, vai trò quan trọng của con trâu đối với sản nghiệp người nông dân. Làm việc phải đúng thời vì ‘trâu chậm uống nước đục’ .Những người có sức khỏe, người ta thường nói “khỏe như trâu’
Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung. Con trâu hiền lành chăm chỉ, vất vả một nắng hai sương như người, trâu cũng thật thà, chất phác, chịu thiệt thòi do “trâu chậm uống nước đục”. “Khoẻ như trâu”, chỉ người có sức khỏe. “Đàn gẩy tai trâu” cũng là một thành ngữ thường dùng.
3. Vài giống trâu
Hai nhóm trâu : trâu rừng và trâu nước. Trâu rừng thuộc chi Syncerus còn trâu nước thuộc chi Bubalus. Trâu rừng gặp ở Phi châu còn trâu nước gặp ở Đông Nam Á. Riêng trong trâu nước, còn phân biệt trâu đầm với 48 nhiễm sắc thể và trâu sông có 50 nhiễm sắc thể và hai loài này khó lai giống với nhau.
Trong trâu nước, ta phân biệt:
- trâu be có tầm vóc trên dưới 700kg, dùng để kéo gỗ trên rừng hoặc kéo máy ép mía ở các lò đường .
- trâu bưng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long, gặp vùng Long Xuyên, ngủ trong mùng vì muỗi nhiều.
- trâu sông phân bố chủ yếu miền bắc Ấn Độ và thuần dưỡng chuyên hướng lấy sữa, như giống trâu Mura (Bubalus bubalis).
Giống trâu Mura là giống trâu cho sữa nhiều chất béo nên bên Ý có nhiều nông trại nuôi để bán sữa làm loại pho mát Mozzarella rất đặc thù. Lượng sữa một chu kỳ: 1300-1600kg
Trâu lai giữa trâu cái địa phương với trâu đực Mura thường có ưu thế lai rõ rệt, cho lượng sữa 900-1100 kg chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ trong sữa 7.5-7.8%.
Trâu trắng là tên gọi những trâu có lông màu trắng.
4. Con trâu và các lễ hội
Có lẽ chỉ ở một vùng có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời mới có những phong tục, lễ hội như chọi trâu, thi trâu, đâm trâu, tạ ơn trâu…
Riêng về chọi trâu, phải kể một di sản văn hoá nổi bật: lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một lễ hội không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Lễ hội được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch.
5. Thay lời kết
Biểu tượng con Trâu rất thích hợp với xu hướng phát triển “chậm mà chắc”, với xu hướng coi trọng những giá trị tinh thần làm nền tảng của đạo đức xã hội như: hiền lành, hài hòa, chất phác, chăm chỉ, cần cù lao động, tình nghĩa thủy chung, kiên cường. Gốc có bền, cây mới vươn cao, nền móng có chắc chắn thì ngôi nhà mới vững chãi được. Dân giàu, nước mạnh; dân yên, nước vững bền. Con người ngày nay sống vội vã quá, cha mẹ dạy cho con cái ứng xử cho vừa lòng cấp trên mà coi nhẹ giáo dục lòng trung thực, tính cần cù, nghĩa là đang rời xa ‘văn hoá Trâu”.
Trong Phật học, có pháp môn chăn trâu, áp dụng triệt để lời dạy của Ðức Phật, trong cuộc sống hằng ngày của người Phật Tử, tại gia hay xuất gia. Khi hiểu được và hành được pháp môn này, người Phật Tử sẽ thấy được con đường vào đạo, tâm sẽ được nhập lưu, tức là nhập vào dòng thánh, khác với dòng đời, tuy thân vẫn sống ở đời, như bao nhiêu người khác, mà tâm không hề khổ đau lụy phiền. Người không biết cách chăn trâu sẽ đuổi theo vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đó, đem ra thực hiện, tức là tiếp tục, tạo thêm nghiệp mới! Người tu tâm dưỡng tánh, biết cách chăn trâu, sẽ lập tức tự quở trách chính mình. Khi hiểu được và hành được pháp môn này, trí tuệ sáng ra, người Phật Tử đối với Chánh Pháp, sẽ phát tâm tu dưỡng, phát nguyện chăn trâu, việc ác ngưng làm, quyết làm việc thiện, không còn mặc cảm, tự tôn tự ti, chân trời an lạc và hạnh phúc bắt đầu ló dạng.