1. Dẫn nhập
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là 40 547 km2 và dân số toàn vùng trên 17 triệu người. Riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước. Xuất cảng gạo của Viet Nam thì đồng bằng này đà chiếm tới 90% sản lượng, chưa kể thủy sản xuất cảng chiếm đến 60%. Tuy nhiên đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
Sau đây là danh sách 12 tỉnh, diện tích (km2) và dân số (2012) tại đồng bằng sông Cửu Long
Long An | 4492 (km2) | 1.458 (000 người) |
Tiền Giang | 2508 | 1.692 |
Bến Tre | 2357 | 1.258 |
Trà Vinh | 2341 | 1.015 |
Vĩnh Long | 1504 | 1.033 |
Đồng Tháp | 3377 | 1.676 |
An Giang | 3536 | 2.153 |
Kiên Giang | 6348 | 1.726 |
Cần Thơ | 1409 | 1.214 |
Hậu Giang | 1602 | 769 |
Soc Trăng | 3311 | 1.302 |
Bac Liêu | 2468 | 673 |
Cà Mau | 5295 | 1.217 |
2. Sông ngòi
2.1. Sông Vàm Cỏ có 2 nhánh: Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
- Vàm Cỏ Đông, còn gọi là sông Bến Lức, dài 300 km, phát nguyên từ bên Campuchia, chảy xuống tỉnh Tây Ninh (Trảng Bàng, Gò Dàu), Long An ( khu vực nhà máy đường Hiệp Hoà), rồi đổ ra cửa Soài Rạp.
- Vàm Cỏ Tây cũng phát nguyên từ bên Campuchia chảy qua Mộc Hoá đến Thủ Thừa rồi chảy qua cầu Tân An, gần châu thành Tân An. Cả hai sông này gặp nhau ở gần thị trấn Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An, rồi nhập vào sông Nhà Bè, đổ ra cửa Soài Rạp (cửa Vàm láng).
2.2. Sông Tiền và sông Hậu
Cũng cần biết là tại Phnom Penh (Campuchia), sông Mê Kông bị tách làm hai nhánh, sang Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, cả hai đều chảy ra biển với chiều dài mỗi sông chừng 250km.
2.2.1. Sông Tiền khi tới tỉnh Vĩnh Long thì tách làm nhiều nhánh sông khác:
- sông Mỹ Tho chảy ngang qua Mỹ Tho và đổ ra biển ở Cửa Tiểu và Cửa Đại. Trên đoạn sông này, có một địa danh tên là Rạch Gầm-Xoài Mút, ở đó xưa kia, năm 1785, quân Tây Sơn đã đánh bại quân Xiêm La qua giúp chúa Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long sau này).
- sông Ba Lai, chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre và ra biển bởi cửa Ba Lai .Hiện nay, cửa sông Ba Lai được thay thế bằng hệ thống cống đập ngăn mặn chặn vĩnh viễn dòng chảy, chỉ xả lũ ra cửa biển khi cần.
- sông Hàm Luông, chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre và ra biển bằng cửa Hàm Luông.
- sông Cổ Chiên chảy qua địa phận của tỉnh Bến Tre và đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu.
2.2.2: Sông Hậu: chảy qua các thị trấn như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Ôn (Trà Vinh) và đổ ra biển qua 3 cửa sông là cửa Định An (về phía tỉnh Trà Vinh), Bassac (Ba thắc) và cửa Trần Đề (phía tỉnh Soc Trăng) . Thực ra thì nay không còn cửa Bassac nữa vì bị bồi lấp. Sông Hậu rộng nhất là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km
Nối liền sông Tiền với sông Hậu là sông Mang Thít là một con sông nhỏ, dài khoảng 47km, chảy trên địa phận tỉnh Vĩnh Long và sông Vàm Nao tức ranh giới giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân của An Giang.
Trong đồng bằng cũng còn có nhiều kinh đào khác quan trọng đóng góp vào sự lưu thông hàng hoá cũng như trị thủy. Vài ví dụ:
* kinh Vĩnh Tế (nối Hà Tiên với Châu Đốc)
* kinh Rạch Giá-Long Xuyên
* kinh Phụng Hiệp (Cà Mâu-Cần Thơ)
* kinh Cà Mâu-Bạc Liêu
* kinh Xà No (Vị Thanh-Cần Thơ)
* kinh Lấp Vò (V ĩnh Long)
3. Đất đai trên các vùng sinh thái
Các vùng sinh thái là những vùng tương đối đồng nhất về nhiều yếu tố như đất (ví dụ đất mặn, đất phèn ..), như nước (nước mặn, nước lũ).
Dưới đây là mô tả 6 vùng sinh thái tại đồng bằng sông Cửu Long
3.1. Vùng ven biển đất mặn
Bao gồm nhiều vùng đất duyên hải thấp ở Bac Lieu, Soc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công. Đất mặn vì gần biển, chịu tác động của thuỷ triều lên xuống mỗi ngàỵ… Trong vùng này, cũng găp nhiều giồng cát duyên hải rộng hẹp, dài ngắn tùy vùng và dưới các đất giồng này có nước nhạt (nước ngọt) uống được. Các giồng cát có hình vòng cung song song với bờ biển, nhô cao hơn so với các vùng đất phù sa chung quanh, xuất hiện ở các huyện vùng Gò Công, Trà Vinh… Đó là những chứng tích còn lại của thời kỳ biển lùi. Đất cát giồng (Fluventic Tropopsamments) có mức độ phì nhiêu thấp, ít chua trên mặt và trung tính ở tầng sâu; nhưng có địa hình cao nên được di dân đến ở trong buổi đầu khai khẩn đất hoang. Hơn nữa đất cát giồng giữ được nước ngọt cho mùa khô, nên thường là tụ điểm dân cư đông đúc.
Vào mùa mưa, nhờ lưu lượng nước khá lớn nên có thể đẩy lùi nước mặn từ dòng sông chính và kênh lớn ra biển còn vào mùa khô nước triều biển Đông xâm nhập sâu vào nội địa nên nhiều khu vực bị nhiễm mặn, không trồng lúa được. Phải chờ vài trận mưa đầu mùa để rửa mặn truóc khi cấy lúa. Thực vật trong rừng ngập mặn thường gặp là cây đước, mắm , sú vẹt , chà là …bao phủ và ngập nước triều quanh năm.. Đất phù sa địa hình thấp nhiều nơi còn chịu ảnh hưởng nước thủy triều và lũ từ nguồn đổ về nhờ đó ruộng có nước tự chảy quanh năm, lợi ích lớn cho nông nghiệp.
3.2. Vùng Đồng Tháp Mười
Nằm trong các tỉnh Kiến Tường, Kiến Phong (trước 1975), ngày nay trong các tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp, với địa hình bằng phẳng, độ cao quãng 2 mét so với mặt biển.
Thực vật ngoài các đồng cỏ năng, cỏ lác, sen v.v. còn có rừng tràm với nhiều chim cò.
Động vật rất đa dạng; riêng về cá thì nông dân địa phương thường gọi cá đen sinh sống trong song rạch hoặc vùng ven sông như cá lóc, cá trê, cá rô và cá trắng có thể di cư rất xa như cá chép, cá tra, cá b ông lau, cá ba sa; ngoài cá còn có chuột đồng bán đầy ngoài chợ , còn rắn thì nào rắn nước, rắn hổ, rắn bông súng, rắn mối. Ngoài đất phù sa ven sông, trong vùng Đồng Tháp còn có đất phèn:
- đất phèn tiềm tàng ( Sulfaquents) hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong các điều kiện yếm khí, cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat nhôm và sulfat sắt bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2. pH thường dưới 4. Vì đất có nhiều H2S nên có mùi hôi .
- đất phèn ở trong môi trường thoáng khí (thoát nước), ta có đất phèn hoạt động (Sulfaquepts) dưới dạng màu vàng, mà dân gian thường gọi là đất cứt chuột (jarosite). Đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng không phải chỉ ở vùng Đồng Tháp mới có mà hiện diện tại nhiều vùng sinh thái khác . Ví dụ: đất phèn hoạt động gặp nhiều ở Bán đảo Cà Mau, Tứ Giác Long Xuyên, còn đất phèn tiềm tàng gặp nhiều ở vùng sinh thái Bán đảo Cà Mau và Phù sa ven sông.
3.3. Vùng phù sa nước ngọt
Bao gồm nhiều tỉnh hai bên sông Tiền và sông Hậu như Long An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long; ta liên tưởng ngay đến bài hát:
Giòng An Giang sông sâu sóng biếc,
Giòng An Giang cây xanh lá thắm,
lả lướt về qua Thất Sơn,
Châu Đốc giòng sông uốn quanh,
soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Vùng này nhiều đất phù sa địa hình cao ở dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu và hình thành trên trầm tích sông, độ phì nhiêu cao, rất tốt cho sản xuất nông nghiệp từ lúa ruộng đến vườn cây ăn trái dọc theo ven sông cũng như trên đất các cù lao giữa sông.
Có thể chia đất phù sa ra vài nhóm:
- đất phù sa bồi hàng năm (Aeric Fluvaquents) ở ven sông và phần lớn trên các cù lao, các cồn giữa sông. Trắc diện đất chưa phân hoá hoặc phân hoá yếu.
- đất phù sa không được bồi (Typic Ustifluvents), nằm chỗ địa hình cao ven sông, màu nâu nhạt hơn đất phù sa được bồi.
- đất phù sa không được bồi gley (Aquic Tropaquepts), phân bố xa dòng sông, địa hình thấp đọng nước nhiều tháng trong năm với các đốm gley nghĩa là có những đốm sét màu xám nâu hay xám xanh trong trắc diện đất.
- đất phù sa không được bồi có tầng sesquyoxyt loang lổ đỏ vàng (Typic Ustropepts), ở địa hình cao, xa sông, thường trồng lúa lâu đời.
Đất phù sa có độ phì nhiêu cao và được dùng trong sản xuất lúa, cây ăn trái, rau đậu …
3.4. Vùng Tứ giác Long Xuyên
Vùng Tứ giác Long Xuyên được giới hạn bởi kênh Vĩnh Tế, Sông Hậu, Quốc lộ 80 và kênh Rạch Giá – Hà Tiên liên quan đến ba tỉnh thành phố là: An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Vùng Tứ giác Long Xuyên có tổng diện tích khoảng gần 500.000ha; trong đó, tỉnh An Giang có hơn 230.000ha, chiếm hơn 48%; tỉnh Kiên Giang có hơn 234.000ha, chiếm hơn 47% và thành phố Cần Thơ trên 15.000ha, chiếm hơn 3%. Tuy nhiên, phần phía Bắc của Tứ Giác này, –từ khu dinh điền Cai Sắn trở lên sông Hậu-, không úng ngập như phần phía Nam trong hình. Ngoài ra, trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, cũng có vùng cao Thất Sơn (Bảy Núi) gồm huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, vì địa hình cao trải dốc theo triền núi nên không bị úng ngập . Tại đây, thường gặp những loại đất xám trên sản phẩm phong hoá đá mácma axit (Plinthic Ustorthents) và đất xói mòn trơ sỏi đá (Lithic Ustorthents). Còn những nơi khác giáp biển của Kiên Giang thì bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Tropaquepts-salic). Xung quanh vùng núi Thất Sơn , hiện nay rừng đà bị tàn phá hết, cần phải tái tạo hoàn toàn lại.
3.5. Vùng trũng sông Hậu (Phụng Hiệp, Chương Thiện)
Chương Thiện là tỉnh thành lập thời Việt Nam Cọng Hoà. Phụng Hiệp được biết vì tại đó có Ngã Bảy Phụng Hiệp có 7 con kinh gặp nhau. Tại Phụng Hiệp, có con kênh đào nối từ sông Hậu qua thị trấn Phụng Hiệp theo hướng ĐB-TN thẳng đến thành phố Cà Mau.Vùng trũng sông Hậu nằm trong tỉnh Hậu Giang ngày nay, cách cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng) 65 km và cách cửa biển Rạch Giá (Kiên Giang) 45km, nên Hậu Giang nằm trọn trong vùng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhất là lúc triều cường thì nhiều nơi mặn xâm nhập vào sâu làm độ mặn tăng cao, ảnh hưởng đến năng xuất lúa.
Trong vùng trũng sông Hậu, có đất phèn tiềm tàng nông-mặn (Sulfaquepts-salic); nhiều nơi đất than bùn-phèn (Sulfihemists), đất úng thuỷ nên hiện nay, nhiều nơi vẫn còn lúa cấy hai lần để thích nghi: lúa gieo vào các tháng 6-8, cấy lần đầu vào tháng 8 và sau đó vài tháng, khi cây lúa khá cao chừng 60-70cm thì phải nhổ và đem đi cấy lần thứ hai, mục đích chính là để thích nghi với điều kiện thuỷ lợi . Lúa cấy hai lần năng xuất thường không cao, chu kỳ sinh trưởng dài . Hướng cải tạo là phải đào kinh mương tiêu bớt nước để cấy một lần.
3.6. Vùng bán đảo Cà Mau
Vùng bán đảo Cà Mau có đất mặn, đất phèn, đất phèn-mặn và đất hữu cơ.
– đất mặn. Riêng về đất mặn, cũng phải phân biệt đất mặn dưới rừng ngập mặn (Salic Hydraquents, Salic Haplaquents), đất mặn nhiều (Salic Fluvaquents, Salic Ustifluvents), đất mặn trung bình (Tropaquepts-salic), đất mặn ít (Ustropepts-salic). Nếu tính theo nồng độ muối thì nếu đất chứa dưới 3 gram muối mỗi lít, thì đất đó không mặn; đất chứa trên 12g/lit thì đất mặn nhiều. Từ 3 đến 6 g/lit, thì đất hơi mặn. Có thể đo độ mặn trong đất bằng suất dẫn điện Suất dẫn điện (Electrical conductivity) tỷ lệ thuận với nồng độ muối trong đất .Người ta thường tính ra decisiemens mỗi mét (dS/m) hoặc millimhos mỗi centimét (mS/cm). Nếu tính theo millimhos/cm thì dưới 4.5 thì đất đó không mặn và trên 4.5 thì đất mặn.
Đất mặn thì sự hút nước của thực vật bị giảm đi. Thực vật có thể hấp thụ dễ dàng nước và phân hoá học đến mức nồng độ muối tối đa từ 3 đến 4mS/cm hoặc một nồng độ muối từ 3 đến 4 gram mỗi lít dung dịch đất (phần nước của đất)
– đất phèn có những tính chất đã mô tả tại vùng Đồng Tháp
Ngoài ra cũng phải kể đất phèn hoạt động nông-mặn (Sulfaquepts-salic), đất phèn hoạt động sâu-mặn (Sulfic Tropaquepts-salic), đất phèn hoạt động nông (Sulfaquepts), đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Salic Sulfaquents). Rừng thiên nhiên chủ yếu là rừng ngập mặn với cây mắm (Avicennia) là cây tiên phong mọc trên đất bùn lỏng, sau khi đất dần dần được cố định thì mới đến lượt các cây đước (Rhizophora), cây vẹt (Bruguiera cylindrica ) với bộ rể xoè ra như chiếc càng giúp chận làn sóng biển và giữ đất phù sa.
– đất hữu cơ .Sau khi đất dần dà ổn định, với thân cây chôn vùi dưới đất lâu năm tạo ra đất hữu cơ nhiều than bùn (Sulfihemists, Sulfohemists), tập trung ở hai khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ với nhiều rừng tràm (Melaleuca) mọc .Đất hữu cơ khoảng 26 ngàn ha, có địa hình khá thấp, trũng. Đất được hình thành bởi xác bả thực vật dạng bán phân rã và hình thành lớp than bùn như vùng U Minh. Rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau rộng 70.000 ha. Những loại đất hữu cơ rất dễ cháy vì toàn bã thực vật, do đó phải có thuỷ cấp gần mặt đất, nếu để khô nước, nguy cơ cháy là rất cao. Rừng tràm cung cấp gỗ dùng trong xây dựng và là nơi trú ẩn của nhiều đàn ong đến hút nhụy làm mật.
Trong vùng này, có vài con sông sau đây:
- sông Ông Đốc dài 58km, đổ ra Vịnh Thái Lan. Hai bên sông có nhiều rạch như rạch Cái Tàu, rạch Giếng. Tại sao có tên Sông Ông Đốc ? Tương truyền ngày trước, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến đây. Đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Vàng đã xin Nguyễn Ánh được mặc hoàng bào để nghi binh cho Nguyễn Ánh trốn. Vị đô đốc này hy sinh; sau này được lập miếu thờ tại vùng này vào năm 1802. Từ đó, sông này được dân gian gọi là sông Ông Đốc.
- sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc. Sông ch ảy qua huyện An Minh tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau . Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai vùng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau.
- sông Gành Hào là tên gọi một con sông chảy ở vùng ranh giới giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu và đổ ra Biển Đông ở cửa cùng tên . Sông bắt đầu từ thành phố Cà Mau với các dòng nước từ kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu hợp lưu .Với những đặc điểm này, sông Gành Hào là một trong những đầu mối giao thông của Cà Mau và một phần Bạc Liêu, là nơi tập trung đi lại của các phương tiện đường thủy cùng với các chợ nổi trên sông.
- sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km. Sông Bảy Háp xuất phát từ đầu kinh xáng Đội Cường chảy ra cửa Bảy Háp (còn gọi Rạch Chèo) ở Biển Tây. Sông có độ sâu trung bình từ 3-5 m, tại cửa sông rộng gần 1,000 m, dài 48 km. Sông Bảy Háp là con đường giao thông huyết mạch nối liền hai vùng Nam và Bắc của tỉnh Cà Mau, là ranh giới của 2 huyện Năm Căn và huyện Cái Nước.
- sông Cửa Lớn hay Đại Môn Giang vốn là một con kênh dài 58 km, rộng 600 m và sâu 12 m ở tỉnh Cà Mau, nối biển Đông (cửa Bồ Đề) với biển Tây (cửa Ông Trang). Cửa Ông Trang rộng hơn 1 km, sâu từ 4-5 m; cửa Bồ Đề rộng 500 m, sâu 20 m. Dòng chảy có khi đứng, có khi rất mạnh gây bởi khác biệt thủy triều giữa Biển Đông và Biển Tây. Đại Môn Giang là ranh giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, tách khu vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo, hiện chưa có cầu bắc qua đây.
- sông Cái Tàu dài 43 km, xuất phát từ ngã ba Cái Tàu (U Minh), đi qua rừng tràm U Minh, đổ vào Sông Ông Đốc ra biển Tây. Công trình Khí – Điện – Đạm tọa lạc tại Vàm Cái Tàu (xã Khánh An, huyện U Minh). Dọc sông là vườn cây ăn trái trù phú.
- sông Ông Đốc dài 58km, đổ ra Vịnh Thái Lan. Hai bên sông có nhiều rạch như rạch Cái Tàu, rạch Giếng. Tại sao có tên Sông Ông Đốc ? Tương truyền ngày trước, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến đây. Đô đốc thủy binh Nguyễn Văn Vàng đã xin Nguyễn Ánh được mặc hoàng bào để nghi binh cho Nguyễn Ánh trốn. Vị đô đốc này hy sinh; sau này được lập miếu thờ tại vùng này vào năm 1802. Từ đó, sông này được dân gian gọi là sông Ông Đốc.
- sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc. Sông chảy qua huyện An Minh tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau . Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai vùng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau.
- sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km. Sông Bảy Háp xuất phát từ đầu kinh xáng Đội Cường chảy ra cửa Bảy Háp (còn gọi Rạch Chèo) ở Biển Tây. Sông có độ sâu trung bình từ 3-5 m, tại cửa sông rộng gần 1,000 m, dài 48 km. Sông Bảy Háp là con đường giao thông huyết mạch nối liền hai vùng Nam và Bắc của tỉnh Cà Mau, là ranh giới của 2 huyện Năm Căn và huyện Cái Nước.
- sông Cửa Lớn hay Đại Môn Giang vốn là một con kênh dài 58 km, rộng 600 m và sâu 12 m ở tỉnh Cà Mau, nối biển Đông (cửa Bồ Đề) với biển Tây (cửa Ông Trang). Cửa Ông Trang rộng hơn 1 km, sâu từ 4-5 m; cửa Bồ Đề rộng 500 m, sâu 20 m. Dòng chảy có khi đứng, có khi rất mạnh gây bởi khác biệt thủy triều giữa Biển Đông và Biển Tây. Đại Môn Giang là ranh giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, tách khu vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo, hiện chưa có cầu bắc qua đây.
- sông Cái Tàu dài 43 km, xuất phát từ ngã ba Cái Tàu (U Minh), đi qua rừng tràm U Minh, đổ vào Sông Ông Đốc ra biển Tây. Công trình Khí – Điện – Đạm tọa lạc tại Vàm Cái Tàu (xã Khánh An, huyện U Minh). Dọc sông là vườn cây ăn trái trù phú.
4. Nông nghiệp: lúa, cây ăn trái, tôm, cá …
- lúa: lúa trồng hiện nay phần lớn là lúa năng xuất cao, dàn thấp và chu kỳ ngắn. Đó là những giống lúa có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu quốc tế về lúa (International Rice Research Institute, viết tắt là IRRI), sau này có lai tạo thêm để hợp với điều kiện thiên nhiên của vùng
Tại đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều hệ thống trồng lúa:
- có nơi Lúa-Lúa
- có nơi Lúa-Rau cải, nhất là các nơi gần thành thị
- và cũng có nơi Lúa-Lúa/Cá/Tôm
- và nếu có vùng với nhiều điều kiện thích hợp về mưa, về thủy lợi, về dẫn thủy thì cũng có 3 vụ lúa trong đó 2 vụ (lúa hè-thu và lúa mùa) trùng hợp với mùa mưa khởi đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11 và một vụ trồng vào mùa khô.
Và làm đất thì có nơi dùng trâu bò và cũng có chỗ dùng máy cày
- cây ăn trái: Đồng bằng sông Cửu Long nóng ấm quanh năm, thêm vào mùa mưa và đất đai phì nhiêu nên trồng được nhiều loại cây ăn trái nhiệt đới . Có cù lao trồng toàn chuối, có nơi trồng xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt v.v.. Gò Công có sơ ri Gò Công.
- tôm. Có vùng nông dân đào ao và lót bạt plastic để nuôi tôm, nuôi cá (Cà Mau, Bac Liêu).
5. Vài vấn nạn tại DBSCL: hạn và mặn
Hạn và mặn đi đôi với nhau . Thực vậy, vào mùa nắng, lưu lượng các dòng sông không đủ mạnh để đẩy chất mặn và chất mặn trong thuỷ cấp lại dâng cao nên ảnh hưởng đến cây lúa.
Cụ thể, trong năm 2018, hạn mặn đã làm ảnh hưởng trên 30% năng suất, khoảng 39.000 ha, bao gồm vụ mùa 16.000 ha và đông xuân 23.000 ha, chiếm khoảng 1,2% tổng diện tích gieo trồng, bằng 9,6% diện tích bị ảnh hưởng năm 2015-2016.
Ngoài ra, với biến đổi khí hậu, chất mặn càng năm lại càng đi sâu hơn, theo dự báo của cơ quan chức năng, trong tháng 3, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt đợt từ ngày 07 đến 15/3 ở cửa các sông. Cụ thể:
- tại cửa sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) phạm vi ảnh hưởng sâu nhất 100-110 km, thấp hơn 15-16 km so với mức sâu nhất năm 2016;
- sông cửa Tiểu, cửa Đại có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 60 km, sâu hơn 8-10 km so với mức sâu nhất của năm 2016;
- sông Hàm Luông có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất của năm 2016;
- sông Cổ Chiên phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất của năm 2016;
- sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn 6 km so với mức sâu nhất năm 2016;
- sông Cái Lớn phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 62-65 km, thấp hơn khoảng 3 km so với mức sâu nhất năm 2016.
Trong thời gian tiếp theo của mùa khô, xâm nhập mặn dự báo còn lên cao theo các kỳ triều cường.
Thông thường thì diện tích cây ăn trái miền châu thổ Cửu Long có hệ thống đê bao, bờ bao tuy nhiên với hạn hán gay gắt và kéo dài thì xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến các vườn cây ăn trái : nhiều địa phương phải vận chuyển nước ngọt từ nơi khác về để tưới cho cây ăn trái .
Vài biện pháp ứng phó:
- tăng lượng xả từ các hồ chứa ở thượng nguồn.
- đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.
- đầu tư xây dựng hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi đã có, nạo vét các kênh trục chuyển nước, xây dựng các trạm bơm cột nước thấp trên kênh, …để chủ động kiểm soát triều, xâm nhập mặn.
- cải tạo các cửa cống lấy nước hiện có ở vùng ảnh hưởng triều, bảo đảm chủ động vận hành lấy nước ngọt, nước mặn và tiêu thoát nước.
- đối với các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn thì khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản -cây ăn quả – lúa), đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.
- xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung, mở rộng, kéo dài đường ống cấp nước cho các hộ dân.
- xây dựng các hồ trữ nước ngọt từ hệ thống sông, kênh tại các tỉnh Trà Vinh, Long An, Bến Tre, Hậu Giang.