FestivalVIET tổ chức tại Esplanade du Parc olympique ngày 06 tháng 09, 2019

Chiều ngày 5 tháng 9, 2019

Cuối cùng các lều đã dựng xong. May quá, ông Guy Vincent Melo (chủ tịch của Festival Premiers Vendredis) đã gửi nhân viên để giúp, chứ làm sao anh Phương, anh Hoàn và ông cụ thân sinh (đã hơn 90 tuổi mà cũng góp tay vào) ,anh Tài Nhân , anh Trí và anh Đức có sức làm hết được. Trong ngày anh Phương và anh Hoàn đã chạy đi thuê và mua bao nhiêu đồ nghề, chở trong mấy xe thuê đến đây (Stade Olympique) ,thôi kệ mình để qua đêm ở đây, không ai lấy đâu. Khoảng 8 giờ tối , chị Hoa Thanh Thanh gọi điện thoại lại, các anh đừng đi về vội, chờ tôi lặn lội từ West Island tới xem các lều một tí, để nghĩ cách trang trí lều Văn hoá ngày mai. Tuấn Trang cũng sốt sắng tới để giúp việc. Mong rằng ngày mai trời tốt, dự báo thời tiết nói 10% rủi ro mưa…

Sáng ngày 6 tháng 9

Anh Phương đã đi thuê génératrices và congélateurs chở tới từ sáng sớm. Anh Hoàn ngồi cưa mấy cây tre để dựng cờ trên các lều. Có nhiều cờ ngũ sắc dân tộc nhưng đừng quên lá cờ vàng VNCH sẽ bay phất phới ở chính giữa, và nhiều cờ vàng nhỏ đặt trước lều. Anh Kiệt kiểm soát xem đồ ăn có đúng theo quy luật của Santé Québec không, coi chừng thanh tra tới viếng là phiền. Chị Bích Ngọc, chị Ly Cơ , chị Phương Dung ,chị Kim Chi và nhóm ái hữu Gia Long cũng lục tục kéo tới, bận rộn lo dựng bàn , sửa soạn đồ ăn cho quầy Gia Long sẽ bán bún bò Huế và gỏi đu đủ bò khô chay. Chị Mỹ Dung cũng đắc lực góp tay vào , mặc dù không thuộc nhóm Gia Long. Nhóm Cassava , đựơc huy động bởi chị Xuân Mai và anh Nghị , làm việc ráo riết. Anh Quang và các thiện nguyện viên Hồng Bàng vừa mang chả giò đến bán, chị Kim Hồng lo lều giải khát (café sữa đá và bánh mì cho thiện nguyện viên), anh Phúc loay hoay lo quầy sinh tố, chị Quỳnh Ly lo xe bán kem. Gian hàng giải khát do chị Cẩm Vân và nhóm Badminton còn có những thiện nguyện viên québécois đến giúp: Mario đứng thu tiền, Stéphane chặt dừa tươi, cùng làm chung với các bạn trẻ gốc Việt Ylang và Brendon. Anh Hoài và nhóm văn nghệ lo dàn dựng âm thanh và sân khấu. Lều Văn Hoá chờ chị Hoa Thanh Thanh đến, tiếc quá các khăn trải bàn đã thuê không xài được, phải gửi người đi mua khăn trải bàn khác ngay. Anh Chương khệ nệ khiêng bao nhiêu thùng nước suối đến. Các em thiện nguyện viên, dẫn đầu bởi Quốc Phong và Đăng Khoa , Vi An và Xuân Việt (đã giúp làm các đèn néon thật đẹp), cùng nhóm Vietnamplify (Valérie Phan, Ylang Ta, Francois, Marie Huynh, Vincent Huynh, v/v) làm việc thật hăng say : em thì làm hướng dẫn viên để mời khách Tây, em thì chạy việc cho các quầy đồ ăn, em thì làm văn nghệ… Anh Phong Thạch, người có công giới thiệu Festival Việt Montréal cho les Premiers Vendredis, lo dàn dựng quầy nhà hàng Red Tiger, Trần Cantine, La Belle Tonkinoise và Phong Ky.

Chiều 6 tháng 9

Đúng 4 giờ chiều đã có người khách đầu tiên ghé qua. Dần dà một biển người kéo đến , từ những vị cao niên đến các em bé mọi lứa tuổi, nửa khách Việt nửa khách bản xứ, gần 7000 đến 10000 người. Chẳng có quảng cáo gì nhiều trên báo, thời đại Facebook truyền thông quá mạnh mẽ. May là hôm nay trời đẹp, ngày hôm trước và hôm sau đều mưa.

Rất vui khi thấy nhiều cặp vợ chồng với các con nhỏ hiện diện trong ngày hội chợ Festival Việt đầu tiên tại Montréal, đây đó các cụ cao niên tụ thành từng nhóm hàn huyên. Rất nhiều em trẻ tới dự, mình hỏi bố mẹ ở đâu : bố mẹ con ở nhà, hôm nay con đi với nhóm bạn. Nhiều người bạn quý tôi gặp, như anh Thứ và chị Mai Thanh, chỉ chào qua loa vì bận chạy việc, xin anh chị thứ lỗi cho. Đan Huy, một bạn trẻ trong hội sinh viên McGill, bày tỏ niềm vui khi tham gia một hội chợ Việt thật trẻ trung và sống động, tạo cho giới trẻ có cơ hội đến đóng góp cho tập thể người Việt tại Montréal. Chưa bao giờ cộng đồng người Việt sống động như chiều hôm nay, những lá cờ vàng , như để chia xẻ niềm vui của mình, kiêu hãnh tung bay trong gió. Khách Tây tấm tắc khen đồ ăn Việt (nhưng sắp hàng hơi lâu!). Cuối cùng quầy Gia Long bán hết cả bò khô chay, phân phát gỏi đu đủ miễn phí cho mọi người. Qua lều Văn Hoá ngắm những áo dài đẹp lộng lẫy mang tới bởi chị Hoa Thanh Thanh, nhiều cô québécoises thích quá mua áo dài tại chỗ. Truyền hình CTV tới quay phim, đăng lên Citynews trong ngày.

Phái đoàn Phi Luật Tân được mời cũng tới dự, tiếc rằng ông Chủ tịch Al Abdon tới lúc 8 giờ chiều không gặp được ai trong Ban Tổ Chức vì lạc giữa biển người…

Chung quanh sân khấu văn nghệ, già trẻ lớn bé, Tây Ta, kẻ đứng người ngồi chăm chú xem những tiết mục rất đặc sắc do anh Hoài điều khiển : Những điệu nhảy sống động do East2West ,DKrew và 4 Fun trình diễn , màn ảo thuật cùa anh Bảo Hoàng, màn múa lân và múa võ của Vovinam chỉ huy bởi anh Phiệt, giọng ca lôi cuốn của anh Trung Hiếu hát Sàigòn đẹp lắm, gợi lại bao kỷ niệm xưa, những điệu nhảy điêu luyện và hào hứng do trường Arthur Murray và chị Trâm Anh (được trợ giúp bởi chị Thanh Vân) trình diễn dưới ánh đèn màu khi mặt trời lặn. Nhưng màn trình diễn áo dài của nhóm chị Hoa Thanh Thanh , cô Cẩm Giang và các em trẻ làm mình cảm động nhất : một cảm giác khó tả vừa mừng mừng tủi tủi, vừa phấn khởi khi thấy con em chúng ta tung tăng trong quốc phục, tự hào là người Việt Nam trước cả ngàn người ngoại quốc. Màn đêm đến, mọi người lần lượt ra về. Các em thiện nguyện viên ở lại rất trễ , cùng với anh Phương, anh Phúc, anh Phong, anh Hoàn, anh Kiệt, anh Quang, anh Huy, anh Trí , anh Cung, anh Phiệt v/v dọn dẹp, gỡ lều, lượm rác. Một ngày rất dài vừa trôi qua.

Đây là phóng sự của riêng tôi, những gì tôi chứng kiến, tất nhiên tôi không kể hết được những đóng góp của bao nhiêu anh chị em , xin mọi người thứ lỗi. Tôi không đủ lời để cảm ơn tất cả các thiện nguyện viên và ban tổ chức đem bao tâm huyết trong dự án này. Đây là lần đầu tiên trong quá trình 44 năm, cộng đồng tổ chức một hội chợ mùa hè ngoài trời để trình bày văn hoá Việt cho người bản xứ. Trong bước đầu chập chững, thể nào cũng có khuyết điểm, xin mọi người bao dung cho. Mong rằng năm sau, có phương tiện dồi dào hơn, mình sẽ có thêm nhiều gian hàng văn hoá để giới thiệu những tinh hoa nước Việt cho quan khách ngoại quốc.

Một ngày rất dài đã trôi qua, có lẽ là một trong những ngày đẹp nhất trong đời tôi, vì trong khoảnh khắc vài giờ tôi đã tìm lại khung trời Việt Nam Cộng Hòa trên mảnh đất này và phấn khởi thấy các con em cùng đồng hành với chúng ta.

CHI TIẾT

La réputation de la gastronomie vietnamienne, arrivée au Canada vers la fin des années 70 avec l’immigration des boat people, n’est plus à faire. Actuellement la région métropolitaine de Montréal compte plus de 150 restaurants vietnamiens qui servent les différentes cuisines régionales (Nord, Centre et Sud) du Vietnam. Le Festival Viet permet aux Montréalais de goûter à toute la diversité de la gastronomie vietnamienne authentique dans un seul cadre festif.

ĐỊA ĐIỂM

L’Esplanade du Parc olympique de Montréal

4141, avenue Pierre-De Coubertin
Montréal, Québec H1V 3N7

En voiture
Stationnement souterrain P1 situé au 4545 avenue Pierre-De Coubertin ou P2 situé au 4141 avenue Pierre-De Coubertin

En transport actif
Accès à vélo par les pistes cyclables de la rue Rachel, du parc Maisonneuve et de la rue Bennett. Des supports à vélos sont disponibles à quelques mètres de l’entrée, ainsi que dans le stationnement P2. Une station BIXI est située sur l’avenuePierre-De Coubertin, tout près de la station de métro Pie-IX.

En transport en commun
L’Esplanade est située au-dessus de la station de métro Pie-IX, sur la ligne verte, et près de l’arrêt des autobus 97, 139 et 439.

Accès aux personnes à mobilité réduite
L’Esplanade est accessible aux personnes à mobilité réduite. Les installations sanitaires adaptées pour les personnes en fauteuil roulant sont situées à l’entrée des bureaux administratifs au 4141 avenue Pierre-De Coubertin.

HÌNH ẢNH

X