1. Tổng quan
Cây cà phê thuộc họ Rubiaceae và có nhiều loại trong đó có 2 loại là cà phê chè Coffea arabica và cà phê vối Coffea canephora được trồng nhiều nhất. Ta gặp cây cà phê ở nhiều nước Nam Mỹ trong đó phải kể Bresil. Các hải đảo miền Caribe như Haiti, Cuba, Jamaica v.v. cũng trồng nhiều cây cà phê. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ đó cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo). Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.
2. Vài loại cây cà phê
Người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Trong các đồn điền cà phê đầu thế kỷ thứ 20, người ta trồng cả 3 loại cà phê, cà phê Arabica với giống Typica, cà phê Canephora với giống Robusta và cà phê Liberica cùng với giống Excelsa. Năm 1930 ở Việt nam có 5900 ha cà phê, trong đó có 4700 ha cà phê Arabica, 900 ha cà phê Excelsa và 300 ha cà phê Robusta.
Cà phê vối (Robusta) thì không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cầu sinh thái của cây này.
Chỉ có cà phê mít (Excelsa) sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó có chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt nam và chỉ trồng cà phê vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – cây cà phê ở Đông Dương -1940). Có hai loại cây cà phê robusta và arabica .Vào cuối những năm 1990 Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê, còn cà phê giống Arabica chỉ cho một vài phần trăm.
Cây cà phê chè (arabica) có thể cao tới 6 m, cà phê vối (robusta) tới 10 m. Tuy nhiên, phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Hoa cà phê màu trắng, có 5 cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa chỉ nở trong vòng 3-4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Hoa rất thơm thường mọc thành chùm ở nách lá .Trái cà phê màu đỏ khi chín, chứa 2 hạt. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30-40 ngàn bông hoa.
3. Cây cà phê
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó, gió và côn trùng ít có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7-9 tháng và có hình bầu dục. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà 1 vụ cà phê kéo dài gần 1 năm và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn, bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp những quả chỉ có 1 hạt (do chỉ có 1 nhân hoặc do 2 hạt bị dính lại thành 1).
Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hoa cà phê màu trắng, có 5 cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa chỉ nở trong vòng 3-4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30-40 ngàn bông hoa.
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó, gió và côn trùng ít có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7-9 tháng và có hình bầu dục. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà 1 vụ cà phê kéo dài gần 1 năm và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên, phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch.
4. Tiến triễn diện tích trồng cà phê
Trong giai đoạn những năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt Nam, hàng loạt nông trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại chè, vối, mít. Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc.
Cho đến năm 1975 cả nước trên hai miền nam bắc mới chỉ có khoảng 13000 hecta với sản lượng khoảng 6000 tấn. Và cũng từ sau 1975 ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc (5000 ha) và Ba lan (5000 ha) . Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ. Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta, một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.
Từ năm 1986, Việt Nam mới tập trung nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực cà phê, nhằm mục đích chuyển đổi cà phê thành một ngành nông nghiệp quan trọng. Ngoài các trang trại nhà nước, Chính phủ cũng khuyến khích các hộ gia đình cá nhân trồng cà phê. Do đó, sản xuất cà phê tại Việt Nam đã bùng nổ về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% -30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu). Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế. Lấy một số liệu điển hình như vào năm 1994, đất nước có khoảng 60% người sống dưới mức nghèo khổ, và hiện tại con số này chưa đến 10%, và chắc một điều, thành tựu này không thể bỏ qua sự đóng góp mà cây cà phê mang lại.
Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.Trong 30 năm (từ 1986 đến năm 2016) sản lượng cà phê tại Việt Nam đã tăng gần 100 lần, từ 18.400 tấn năm 1986, lên 900.000 tấn năm 2000 và đạt 1,76 triệu tấn trong năm 2016, trong đó có từ 90% đến 95% sản lượng được xuất khẩu hàng năm. Khu vực quan trọng nhất về cà phê nói chung vẫn là Tây Nguyên (Đăk Lăk, Kon Tum và Lâm Đồng). Tây Nguyên đã dẫn đầu sản xuất cà phê Robusta cả về diện tích và sản lượng. Với mức trung bình khoảng 2,3 tấn / ha, năng suất cà phê của Việt Nam cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia sản xuất cà phê nào khác trên thế giới. Chìa khóa thành công của cà phê Việt Nam là tập trung vào các giống Robusta. Robusta có mức giá thấp hơn so với người anh em của nó – Arabica. Tuy nhiên, Robusta dễ trồng hơn nhiều vì chi phí sản xuất thấp hơn so với Arabica và khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh ảnh hưởng đến Arabica.
Năm 1986, tổng diện tích cả nước dành cho sản xuất cà phê chỉ khoảng 50.000 ha và khối lượng sản xuất là 18.400 tấn (chỉ hơn 300.000 bao 60 kg).Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cây cà phê chè (Arabica) không cho kết quả mong muốn vì dễ bị tấn công bởi sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại.
5. Hai loại cây cà phê : Robusta và Arabica
Nhiều loài cây cà phê đều cho nước uống được nhưng nước từ cây Coffea arabica thì ngon và thơm hơn. Những loại cây cà phê khác như Coffea canephora (robusta) thường trồng ở các vùng đất không thich hợp với loại arabica .
Lọai cà phê robusta dễ trồng hơn loại arabica, thường dùng để chế cà phê instantané.
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê Arabica có tên khoa học theo danh pháp hai phần là: Coffea arabica, do loài cà phê này có lá nhỏ, cây có một số đặc điểm hình thái giống như cây chè – một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Cà phê chè có hai loại: cà phê moka và cà phê catimor. Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, México, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 10 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối.
6. Phân loại
Có 3 loài cây cà phê sau đây:
6.1. Cà phê chè (Coffea arabica)
Có nguồn gốc ở miền núi Ethiopia Phi Châu. Đây là loại sản phẩm có giá nhất trên thị trường quốc tế. Cà phê chè thường tự thụ phấn nên có độ thuần giống cao hơn các loại hình cà phê khác. Tỷ lệ caffeine từ 1.3-1.7%. Giống này thường bị bệnh gỉ sắt và sâu đục thân nên chỉ có thể trồng các vùng núi cao mà thôi. Cây cà phê chè ưa khí hậu mát mẻ và ánh sáng tán xạ do đó cần trồng cây che bóng vì nếu không có hệ cây che bóng thích hợp sẽ gây ra hiện tượng cây phân hoá mầm hoa và đậu qủa quá sức (overbearing) làm cây chóng bị kiệt sức, khó phục hồi trở lại. Cà phê chè là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê; cà phê chè có 2 loại: cà phê moka và cà phê catimor.
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê Arabica có tên khoa học là: Coffea arabica, do loài cà phê này có lá nhỏ, cây có một số đặc điểm hình thái giống như cây chè – một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Cà phê chè có hai loại: cà phê moka và cà phê catimor.
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, México, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ. Cà phê Arabica chỉ được trồng ở Lâm Đồng. Loại cà phê này hạt hơi dài, trồng ở độ cao trên 600m. Cà phê Arabica có hai loại đang được nước ta trồng đó là Catimor và Moka. Moka có mùi thơm quyến rũ, vị nhạt; còn Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị hơi chua.
Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 mét. Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 mét, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 10 mét. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác.
6.2. Cà phê vối ( Coffea canephora hoặc Coffea robusta)
Cà phê vối là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất cảng cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Những nước xuất cảng khác phải kể là : Brasil, Indonesia, Ấn độ, Malaysia, Uganda, Côte d’Ivoire. Ở Brasil cà phê vối được gọi với tên là Conilon. Cao nguyên Darlac trồng loại cà phê vối vì loại này hợp với các vùng cao độ thấp, nóng ẩm, mưa nhiều. Cây cà phê vối dễ trồng, không cần đất tốt như cà phê chè, có khả năng kháng sâu bệnh khá. Cà phê vối rất sợ rét và không chịu được các vùng có gió mạnh. Năng suất có tưới nước 3-4 tấn một hecta.
6.3. Cà phê mít ( Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa)
Cà phê mít là cây chịu hạn tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao (được ưu chuộng trong việc ghép gốc cho cà phê khác), ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích. Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà phê vối, cà phê chè khi rang xay để tạo hương vị (Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu).
7. Vài loại cà phê người Việt uống
Tại Viet Nam, có loại cà phê được pha trong phin truyền thống, nhỏ giọt vào một cốc bên dưới để cho ra một loại cà phê rất đậm đặc. Người uống nhấp từng ngụm để thưởng thức. Có thể là cà phê đen hoặc cà phê thêm sữa đặc có đường.
Hiện nay một trong những loại cà phê phổ biến và được nhiều người thích ở Việt Nam là cà phê trứng. Cà phê trứng với nét đặc biệt là có lớp bọt được đánh bông lên từ lòng trắng trứng, còn lòng đỏ trứng lại kết hợp với cà phê làm ra một thức uống ạ miệng ..
Lại có loại cà phê đen với đặc điểm đậm đặc, được pha nhỏ giọt chậm; cà phê sữa là cà phê đen pha với sữa đặc có đường; cà phê dừa bao gồm nước cốt dừa đông lạnh pha với cà phê đen đậm đặc, và có topping là kem dừa bào.
8. Cây cà phê tại Viet Nam
Hiện nay, diện tích cà phê của bốn tỉnh Cao Nguyên là 300 000ha (trên tổng số 350 000 ha toàn quốc) trong đó Dak Lac với diện tích 172 000 ha thu được 280 000 tấn. Nhờ năng suất cao thêm vào đó là chế biến, phân loại nên cà phê Dak Lac cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.Việt Nam trồng cả hai loại: cà phê chè và cà phê vối. Nhưng xuất cảng chủ yếu là cà phê vối, tức cà phê robusta. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hợp trạng hạt cà phê Robusta và Arabica khác nhau. Cây cà phê robusta cho năng xuất cao hơn arabica, và chứa caffein cao hơn (2.7% so với 1.5% của arabica).
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (Coffea canephora hay Coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối.
9. Những giống cà phê phổ biến ở Việt Nam
Cà phê đã dần trở thành thức uống quen thuộc và được ưa thích của người Việt Nam. Hiện, ở Việt Nam có 4 loại cà phê nổi tiếng: Arabica, Robusta, Cherry, Culi. Viet Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Còn cà phê chè được trồng ở các tỉnh Lâm Đồng ở Tây Nguyên, vùng thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu (Sơn La) và Mường Ảng (Điện Biên) ở Tây Bắc.
- Cà phê culi (còn gọi là cà phê Bi hay Peaberry) là những hạt cà phê tròn trịa như hạt đậu, có hàm lượng cafein cao, mùi hương thơm và vị đắng ngắt, hương thơm say lòng người, nước đen sóng sánh.
- Cà phê Robusta là loại cà phê thích hợp với độ cao dưới 600m, chiếm hơn 90% cà phê Việt. Cà phê Robusta được sấy trực tiếp chứ không phải lên men, chính vì vậy loại cà phê này có vị khá đắng, uống đậm đà .
- Cà phê Cherry được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên Việt Nam . Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Cà phê Cherry dậy lên mùi hương thoang thoảng khi pha và có vị chua của Cherry tạo ra một cảm hứng thật sảng khoái. Loại cà phê này phù hợp với sở thích của phái nữ vừa tạo một cảm giác dân dã , vừa sang trọng.
- Cà phê Bourbon là loại giống cà phê Arabica nổi tiếng nhất, là giống cà phê cao đặc trưng sản lượng thấp nhưng có chất lượng tuyệt vời. Cà phê Bourbon được đặt tên bắt nguồn từ vùng đất sinh trưởng đầu tiên của bán đảo Bourbon. Là loại cà phê được sản xuất lần đầu tiên tại Reunion, các nhà truyền giáo Pháp mang cà phê Bourbon từ Yemen vào những năm 1700. Sau đó cà phê Bourbon được du nhập vào Brazil và nhanh chóng lan rộng sang Nam và Trung Mỹ.
Ngày nay, vùng đất được trồng nhiều các giống cà phê Bourbon nhất đó là Đông Phi. Cà phê Bourbon được trồng ở độ cao từ 1.000 đến 2.000 mét . Bourbon có vị chua thanh tao hấp dẫn, mùi thơm quyến rũ. Bourbon được di thực và trồng ở vùng cao nguyên của Việt Nam. Đây cũng là một trong những giống cà phê hàng đầu tại Việt Nam.
Cà phê Arabica chỉ được trồng ở Lâm Đồng. Loại cà phê này hạt hơi dài, trồng ở độ cao trên 600m. Cà phê Arabica có hai loại đang được nước ta trồng đó là Catimor và Moka. Moka có mùi thơm quyến rũ, vị nhạt; còn Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị hơi chua.
Bourbon là loại giống cà phê Arabica nổi tiếng nhất, là giống cà phê đặc trưng sản lượng thấp, nhưng có chất lượng tuyệt vời. Cà phê Bourbon được đặt tên bắt nguồn từ vùng đất sinh trưởng đầu tiên của bán đảo Bourbon. Là loại cà phê được sản xuất lần đầu tiên tại Reunion, các nhà truyền giáo Pháp mang cà phê Bourbon từ Yemen vào những năm 1700. Năm năm 1860 cà phê Bourbon được du nhập vào Brazil. Sau đó nhanh chóng lan rộng sang Nam và Trung Mỹ.
10. Các loại cà phê ngon nhất thế giới
Cà phê Typica: Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, đây là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện. Loại cà phê này có năng suất thấp, kích thước nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Typica rất tuyệt vời, vị đắng pha ngọt thêm chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình.
Cà phê Geisha là giống cà phê vô cùng hiếm hoi đã hoàn toàn chinh phục được tất cả những người sành cà phê trên thế giới. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị cực kỳ phong phú, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây…
Cà phê Blue Mountain là một trong những loại hạt cà phê Arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc ở phía đông của dãy núi Blue trên Jamaica. Người ta gọi loại hạt cà phê này là Jamaican Blue Mountain để phân biệt với những loại hạt cà phê khác.
Cà phê Bourbon có vị chua thanh rất hấp dẫn, với mùi thơm quyến rũ. Bourbon đã di thực và và được trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay, đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.
Cà phê Villasarchi trồng nhiều ở thung lũng Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica. Cà phê có vị khá chua một cách thanh tao xen lẫn với một độ đắng-ngọt rất huyền bí, tạo một cảm giác lạ khi uống.
Cà phê Pacamara là giống lai của chủng Pacas và chủng Maragogype. Giống đã được tạo ra ở El Salvador. Hương vị của cà phê Pacamara rất đặc trưng, thể hiện xuất sắc ở độ đắng dịu pha lẫn chua thanh, tính thăng hoa trong cảm xúc vị giác và hậu vị lưu luyến.
11. Thương mại quốc tế của hạt cà phê
Vào thế kỷ 17, cà phê là một trong những nguyên liệu mang lại lợi nhuận nhất thế giới. Các cường quốc Anh, Pháp và Hà Lan tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giành thị phần. Điều này dẫn đến thương mại cà phê trở thành yếu tố kinh tế quyết định cán cân quyền lực ở châu Âu. Người Hà Lan triệt để khai thác đồn điền cà phê ở thuộc địa. Công ty Đông Ấn Hà Lan (thành lập vào năm 1602) tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng cà phê một cách bài bản. Họ ký kết các thỏa thuận bắt buộc các thuộc địa tham gia vào ngành sản xuất cà phê và chuyển nhượng một phần sản lượng cho Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Hàng loạt đồn điền cà phê từ châu Á đến châu Mỹ trở thành nguồn cung cấp cà phê cho tiêu thụ và xuất khẩu của Hà Lan. Cùng với hệ thống vận tải đường biển mạnh nhất đương thời, Hà Lan dần chiếm giữ vai trò cung cấp cà phê lớn nhất toàn cầu. Sự giàu có nhờ khai thác lợi nhuận thương mại đưa Hà Lan vượt qua Spain và Portugal, trở thành đế chế hưng thịnh thống trị ngành hàng hải trong thế kỷ 17.
Trong quá trình giao thương với các đế chế phương Đông, thương gia Hà Lan sớm nhận thức về hạt cà phê. Từ thế kỷ 16, cà phê đã là thức uống phổ biến và thiết lập thói quen xã hội ở Ottoman, Trung Đông, Nam Ấn Độ, Ba Tư, Sừng Châu Phi, Bắc Phi, Balkan, Ý… Vì kinh doanh cà phê là nguồn lợi chủ lực của đế chế Ottoman nên để giữ thế độc quyền, họ kiểm soát nghiêm ngặt ngăn không cho hạt giống nào rời khỏi lãnh thổ. Trước khi xuất khẩu qua cảng Mocha, hạt cà phê được ngâm nước sôi hoặc rang chín nhằm đảm bảo không thể nảy mầm. Mặc dù vậy, khi người Hà Lan nhìn thấy giá trị kinh tế của hạt cà phê, họ đã tìm cách nhân rộng cây giống trên thuộc địa của mình để khai thác.
Năm 1616, Pieter Van dan Broeck – một thương nhân Hà Lan đã mang cây cà phê từ Mocha về Hà Lan. Năm 1640, một thương gia khác tên Johann Siegmund Wurffbain rao bán lô hàng cà phê thương mại đầu tiên ở Amsterdam. Tuy nhiên, khí hậu Hà Lan không phù hợp với canh tác cà phê quy mô lớn. Năm 1696, Hà Lan vận chuyển cây cà phê đến đảo Java ở Indonesia, sau đó mở rộng đến Celebes, Timor, Bali (châu Á) và Sumatra, Brazil (châu Mỹ). Cây cà phê bám rể phát triển tạo thành vùng nguyên liệu mới.
Thế kỷ 17, cà phê là một trong những nguyên liệu mang lại lợi nhuận nhất thế giới. Các cường quốc Anh, Pháp và Hà Lan tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giành thị phần. Điều này dẫn đến thương mại cà phê trở thành yếu tố kinh tế quyết định cán cân quyền lực ở châu Âu. Người Hà Lan triệt để khai thác đồn điền cà phê ở thuộc địa. Công ty Đông Ấn Hà Lan (thành lập vào năm 1602) tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng cà phê một cách bài bản. Họ ký kết các thỏa thuận bắt buộc các thuộc địa tham gia vào ngành sản xuất cà phê và chuyển nhượng một phần sản lượng cho Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Hàng loạt đồn điền cà phê từ châu Á đến châu Mỹ trở thành nguồn cung cấp cà phê cho tiêu thụ và xuất khẩu của Hà Lan. Cùng với hệ thống vận tải đường biển mạnh nhất đương thời, Hà Lan dần chiếm giữ vai trò cung cấp cà phê lớn nhất toàn cầu. Sự giàu có nhờ khai thác lợi nhuận thương mại đưa Hà Lan vượt qua Spain và Portugal, trở thành đế chế hưng thịnh thống trị ngành hàng hải trong thế kỷ 17.
Thương mại cà phê cũng liên quan đến việc giao thoa tri thức giữa phương Tây và phương Đông. Thành công trong thương mại cà phê của Hà Lan đã đưa hạt cà phê phổ biến trên toàn cầu, mở rộng các vùng nguyên liệu cà phê, góp phần cho việc đa dạng văn hóa cà phê với vô số hình thức thưởng lãm được biến thể theo đặc trưng riêng ở mỗi quốc gia. Đồng thời, thương mại cà phê cũng là một trong những nhân tố dẫn đến “Kỷ nguyên vàng của người Hà Lan”. Xã hội ngày càng giàu có, trình độ dân trí cao, các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, triết học và văn hóa phát triển rực rỡ đã biến Hà Lan từ một vùng đất chịu sự cai trị vươn vai phát triển thành cường quốc ảnh hưởng bậc nhất thế giới trong thời kỳ cận đại.
12. Phát triễn trồng cà phê bền vững
Dự án toàn cầu NESCAFÉ Plan do Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 tại hơn 10 quốc gia trọng điểm trồng cà phê, trong đó có VN. Qua đó giúp nhà nông kết nối phát triển chuỗi cà phê bền vững. giúp nhà nông các tỉnh Tây nguyên kết nối phát triển chuỗi cà phê bền vững, thay đổi việc canh tác cà phê truyền thống bằng các kỹ thuật mới: nuôi cấy, nhân giống, tưới nhỏ giọt, tỉa cành, thu hoạch và bảo quản hạt cà phê sau thu hoạch, cách trồng xen kẽ cây nông sản khác (tiêu, bơ…), tái canh diện tích cà phê già, tăng năng xuất vườn cà phê (5 tấn/hecta), cao hơn năng suất hiện tại (2,6 tấn/ha), giúp giảm phân và thuốc trừ sâu cũng như tiết kiệm tưới nước.
13. Kết luận
Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,…