Người cộng sản thất trận văn hóa như thế nào?

Bài 3. Nghề đi tu

Chính quyền cộng sản coi đi tu là hành nghề tôn giáo tức đi tu là một nghề. Định nghĩa này rất đúng nếu ta quan sát sanh hoạt của một chùa lớn mới xây cất trong khuôn khổ “kinh tế nhà chùa”.  Thử nhìn vào một ngôi chùa lớn có cả trăm tăng ni như chùa Ba Vàng, ngoài công việc tụng niệm, gõ mõ hàng ngày các tăng ni  còn phải làm công tác như trong một doanh nghiệp.

  • Hằng ngày, vị sư trụ trì giao thiệp với đủ loại nhân sỹ, với quan chức chính phủ, với giới doanh nhân trong xã hội như những ông chủ các doanh nghiệp,
  • Nhiều nhà sư kiêm cả chính khách, tham gia vào những tổ chức, hiệp hội, đoàn thể…, giữ nhiều chức vụ như ủy viên này, đại biểu kia, trưởng ban nọ, chủ tịch kia.
  • Tăng ni chia nhau xử lý công việc như trong một doanh nghiệp:quảng cáo chùa cho kinh doanh du lịch, tổ chức cúng sao, giải hạn, ra giá, mời chào đầu tư …
  • Mỗi năm chùa thu vào cả trăm tỉ đồng dung để quản trị chùa, đầu tư, phân chia cho doanh nhân, quan chức xây chùa … nên sư trụ trì là một nhà kinh tế.

Xem như vậy thì chùa là “đơn vị công tác”, đi tu là một nghề chỉ cần biết thuộc kinh gõ mõ, tụng niệm “hoàn toàn đi ngược lại nguyên nghĩa xuất thế của Đức Phật, hoàn toàn không phù hợp với cách tu hành của Phật giáo mấy nghìn năm nay luôn phát nguyện xa rời thế tục, theo đuổi sự thăng hoa về tâm hồn và siêu thoát”

1. Đào tạo chư tăng

Khi cả chính quyền lẫn dân chúng coi chùa là một cơ sở kinh doanh, đi tu là một nghề thì đương nhiên việc đào tạo tăng ni cũng đi theo chiều hướng tổ chức giáo hội, huấn luyện tăng ni giống như một tổ chức chính trị kinh doanh phụ thuộc vào nhà Nước,

Các cơ sở đào tạo Tăng ni của Giáo hội gồm:

1) Hệ thống các trường Trung cấp Phật học được đặt tại các cơ sở của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Trong cả nước có 30 Trường Trung cấp Phật học và 06 cơ sở đào tạo Cao đẳng Phật học. Một tăng sinh muốn vào trường phật học, từ sơ cấp đến cao cấp đều qua nhiều cửa ải hành chánh giáo hội và quyết định cuối cùng là ban tôn giáo, mặt trận cấp xã, quận,tỉnh…

2) Hệ thống đại học. Cấp Đại học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo:

  • Tại miền Bắc: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội[1], đặt tại chùa Non Nước xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • Tại miền Trung: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, đặt tại chùa Hồng Đức phường Thủy Xuân, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Tại miền Nam:
    • Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh phường 4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
    • Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer đặt tại chùa Pothi Somron phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.

 

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thừa Thiên

Học viện phật giáo TP Hồ Chí Minh

Điều kiện tuyển mộ theo lý lịch và hiến chương

  1. Theo lý lịch

Sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ… có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lênin. Sau đó, lớp người này được “tráng men” bằng lý thuyết đạo Phật, phương pháp tụng niệm, hành lễ để “vào nghề”.

  1. Theo hiến chương

Theo điều 21-2 của chương III trong Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo được đem ra thi hành ngày 15/11/2004, có ghi rằng “Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo”.

Mục đích chính yếu của điều 21-2[2] là:

  • Muốn đi tu làm sư sãi phải được Ủy Ban nhân dân cấp giấy cho đi tu thì môn sinh đó phải có thành tích đạo đức cách mạng hay đảng viên[3], cũng vì thế mới có cái cụm từ “thầy tu quốc doanh”.
  • Giúp cho nhà Nước quản lý tôn giáo bằng lập đội quân thầy tu quốc doanh[4] là một cái nghề nhàn hạ ngồi mát ăn bát vàng thu hút rất nhiều thanh niên sinh viên,
  • Vô hiệu hoá những bậc chân tu hiện thời.
  1. Y phục thí sinh tốt nghiệp giống như thí sinh trần tục

Về việc đào tạo tu sĩ thì có 2 ghi chú sau.

Ghi chú 1. Ở trình độ cao cấp thí dụ như thạc sĩ phật học, việc thi tuyển sinh có 3 môn thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác-Lênin, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Hoa văn) trình độ B[5]). Chương trình đào tạo rất bài bản nhấn manh vào sư hiểu biết triết lý Mác Lê, giáo lý nhà Phật, thuyết giảng giáo lý hấp dẫn, đọc kinh, cúng kiến rất thông thạo nhà nghề thu hút phật tử nhất là phái nữ. Thí dụ như Thượng Tọa Thích Nhật Từ có hơn một triệu “fan”,

Ghi chú 2. Các học viện phật giáo còn có một chương trình đặc biệt đào tạo tăng ni để gởi ra hải ngoại chiếm chùa của người việt tỵ nạn.

Chỉ cần nhìn vào thực tế riêng tại hai miền Nam, Bắc California thôi, số chùa chiền to, nhỏ của người tỵ nạn mọc lên khắp nơi, nhưng đến nay các vị chân tu đã già hoặc viên tịch lại không có học viện tại hải ngoại đào tạo người thay thế. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh người tỵ nạn, nhiều ban trị sự phải nhập cảng sư tăng (quốc doanh) từ quốc nội.  Các vị sư quốc doanh này đã được huấn luyện 2 cách chiếm chùa của người tỵ nạn:

1.Chiếm chùa một cách ôn hòa, lương thiện. Ban trị sự hoặc cá nhân tiếp súc với Giáo hội phật giáo Việt Nam gởi người sang thay thế các thầy viên tịch mà không người thay thế.

  1. Chiếm chùa theo phương pháp cố hữu:

– Sư quốc doanh đến xin vào tu trong chùa,

-Tìm hiểu tình hình rồi tìm cách gây chia rẽ Phật tử (ban trị sự),

– Cuối cùng là chiếm đoạt ngôi chùa vì ban trị sự bất hòa hoặc khi vị tu sĩ chủ trì khuất bóng.

2. Đời sống tăng ni

Các hình ảnh dưới đây mô tả đời sống thường nhựt của sư quốc doanh

Tổ chức đại hội, lễ lạc, nhận ban khen

Trong các buổi lễ phật giáo này, phông cảnh bao giờ cũng có tượng Hồ Chí Minh đứng một mình hoặc an tọa ngang hàng với Đức Chí Tôn.

Chương trình hoạt động của Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng tải tổ chức với màn múa sexy. Đài Truyền hình Quốc Gia Việt Nam VTV trực tiếp truyền hình.

Du ngoạn 

Ẩm thực

Chân dung vị sư quốc doanh làm công việc thường thật

Làm việc giữa công an và Giáo hội Phật giáo

Mừng sanh nhật

Chân dung một vị sư lãnh đạo

Chân dung Thượng Tọa Thích Thanh Quyết qua hình ảnh và lời phát biểu. Thượng Tọa là phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đồng thời còn là đại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Ninh, có bằng tiến sĩ phật học của Trung Quốc, kiêm nhiệm hơn 10 chức vụ.

Nhìn vào việc tu hành ngày nay thì người am hiểu đạo Phật biết rằng trong tác phẩm kinh điển của Phật giaPhật thuyết pháp diệt tận kinh”: “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. […] . Vì vậy những phật tử chân chính tin rằng phật giáo Việt Nam suy đồi[6] rơi vào thời mạt pháp[7]nên không đặt câu hỏi khi thấy nhiều đạo sự của chùa trái với lời Phật dạy như chùa dâng sao giải hạn, thỉnh vong báo oán, hòm công đức ‘không minh bạch’ cho đến xây chùa to để ‘buôn thần bán thánh’, trụ trì chùa nọ nói xấu trụ trì chùa kia …

[1] Những năm qua, HVPG Việt Nam tại Hà Nội đào tạo trên 1.500 cử nhân Phật học, 400 tăng ni có trình độ cao đẳng, đang đào tạo tiếp 500 cử nhân Phật học và 80 thạc sĩ, 20 tiến sĩ.

[2] Theo nhà văn Dương Thu Hương lãnh giải quốc tế Cino del Duca “A25 A25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và… điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín”.

[3] Năm, 2018, bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay lúc viên tịch, cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Sam, phó pháp chủ Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, được ghi nhận “50 năm tuổi đảng.”

[4]Các chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh đều là đảng viên đảng Cộng Sản, phần lớn đều mang cấp hàm của an ninh tôn giáo của Bộ Công An Việt Nam và được nhà cầm quyền gửi đi đào tạo ở Tàu

[5] Theo thông báo về việc tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa 2 dự kiến tổ chức vào tháng 3/2017 trên website của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[6] Về sự suy thoái của Phật Giáo, cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết trong Lịch sử Phật Giáo Việt Nam:“Thế mà Ðạo Phật trong đời nhà Trần, chỉ thịnh phát trong khoảng 50 năm đầu, rồi dừng lại và thoái bộ mãi. Vì hai lý do làm cho Ðạo Phật không thể tiến phát được là ở bên ngoài, sự cạnh tranh ráo riết, có nhiều khi là cả một sự đàn áp của Khổng-Giáo; và ở bên trong, giáo lý Ðạo Phật dần dần bị xen lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo, ngoại đạo mà các vua chúa trong đời nhà Trần rất sùng mộ.”Hôm nay, một lần nữa, các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” thỏa hiệp với giới cai trị và biến đạo Phật thành một loại tà đạo mê tín dị đoan.

[7] Mạt pháp 末法. Mạt: Cái ngọn, cuối, hết, Pháp: giáo lý. Mạt pháp là thời kỳ cuối cùng của một nền tôn giáo mà lúc đó, giáo lý bị sửa cải sai lạc, thất chơn truyền, làm cho người tu lầm lạc và không thể đắc đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miếu tu hành, phá hoại pháp của Ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau.

Lạp Chúc Nguyễn Huy
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Ghi Danh Nhận Bản Tin

Ghi danh nhận tin tức, bài đăng mới nhất từ chúng tôi.

SỰ KIỆN SẮP TỚI

No Events on The List at This Time

XEM NHIỀU NHẤT

166FansLike
0FollowersFollow
16SubscribersSubscribe

X