Khi tiến vào miền sông Cửu, lưu dân Việt đối diện với một môi trường thiên nhiên “Tới đây xứ sở lạ lùng/Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”, « Muỗi vắt nhiều hơn cỏ, chướng khí mù như sương ». Để thích ứng với môi trường đó cùng với đa số lưu dân mù chữ phải vật lộn chinh phục vùng đất mới hoang dã, đao Phật cổ truyền đã phân lưu biến thể tự nhiên thành đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo. Các tôn giáo mới này đã canh cải đạo Phật, bỏ lễ nghi phiền toái và đơn giản hình thức đến độ không cần tượng Phật nên rất thích ứng với đời sống người nông dân đi khai hoang lập ấp tại vùng sình lày phèn đọng, rừng hoang[1] với nỗi lo sợ mùa mưa “nước nổi” quá cao, mùa nắng “phèn dậy » quá nhiều làm mất mùa.
Trái lại sau ngày 30/4/1975 ở Việt Nam, để thích ứng với môi trường chính trị kinh tế XHCN, đạo Phật đã trải qua 3 thời kỳ biến thể sau:
- Biến thể theo chiều hướng chính trị. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất của phật giáo Ấn Quang bị giải tán và biến thể thành Giáo hội phật giáo Việt Nam cho phù hợp với chính trị XHCN. Sự biến thể được nhận diện qua các điểm sau:
– Chùa và tăng ni đặt dưới sự quản lý của nhà Nước cộng sản,
– Tuân theo tôn chỉ “Đạo pháp, dân tộc, xã hội chủ nghĩa” nên người dân gọi là Đạo Hồ, đạo Phật XHCN tức Phật giáo quốc doanh khoác áo cà sa xã hội chủ nghĩa
- Biến thể theo chiều hướng kinh doanh tâm linh.
Từ năm 1986 chuyển sang kinh tế tư bản, nhiều quan chức và nhà kinh doanh trở nên giàu có hợp tác cùng nhau xây cất nhiều ngôi chùa khổng lồ mang đặc tính sau:
– Chùa là sàn giao dịch kinh doanh tâm linh (tổ chức du lịch, cúng lễ để kiếm tiền),
– Chùa là địa bàn thần thánh hóa Hồ Chí Minh,
– Sư là một nhà thương mại,
– Đi tu là một nghề được nhà Nước đào tạo.
- Biến thể theo tín ngưỡng cổ truyền. Bối cảnh tín ngưỡng đặc thù sau thời kỳ đổi mới năm 1986 là:
- Sự trống rỗng văn hóa tâm linh sau khi văn hóa XHCN bị bại trận bởi văn hóa cổ truyền của cha ông chúng ta truyền lại[2],
- Nhu cầu tín ngưỡng của cán bộ và dân theo cộng sản là thờ vong linh một vị thánh thần cộng sản thay cho thánh thần cổ truyền.
Bối cảnh tâm linh trên là động cơ thúc đẩy một số người cộng sản tạo dựng nên đạo Phật xã hội chủ nghĩa[3] và coi Hồ Chí Minh là Phật:
Đạo Bác Hồ (1992),
Thánh Minh Vì Dân Tộc (1992),
Ngọc Phật Hồ Chí Minh (1993),
Đạo Hoàng Thanh Long (1993)
Các đạo Phật XHCN đều có điểm chung:
- Tôn vinh Hồ Chí Minh làm giáo chủ, là Phật Di Lặc, là Bồ Tát như Báo Nhân Dân ngày 22-1-1997) viết “Bác Hồ là Bồ Tát, là vị La hán, bởi vì Người đã dành tất cả cho mọi người, không giữ gì riêng cho mình cả. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ như đóa sen giữa rừng hoa dân tộc Việt Nam, hội tụ đức tài của đất nước”.
- Giáo lý mang màu sắc Phật giáo.
Trong kinh sách của đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh, dấu ấn phật giáo được nhận thấy trong kinh sách:
- Quyển kinh số 25[4] (Kinh Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh) có câu:
Để con thỉnh Ngọc Phật (HCM) ngự nơi
Ba Đình ướp xác, hồn thời cõi Tiên.
- Đạo Hoàng Thiên Long khuyến nhủ tín đồ thờ Phật Việt Nam tức Hồ Chí Minh, không thờ thần phật ngoại bang. Điều này được giải thích trong bài “Phật Ngoại Ra Đi, Phật Việt Nam Ở Lại!”[5]
Nay, thế kỷ đã thời chuyển dịch
Sự giao ban đã rất rõ ràng
Phật ngoại bang đã không còn phép
Chức, Quyền, Ngôi đã đổi sang trang
Phật Việt Nam (HCM) tỏa ánh hào quang
Soi Thiên Âm rõ ràng mạch lạc.
Trên thế giới, các chế độ cộng sản đều chủ trương tôn sùng lãnh tụ như một nhân vật chính trị vĩ đại. Riêng tại Việt Nam, sư tôn sùng Hồ Chí Minh đã vượt sang lãnh vực tín ngưỡng thờ cúng vong hồn Hồ Chí Minh, trái với lý thuyết vô thần của Mác-Lê. Điều này đã làm cho Phật giáo XHCN mang màu sắc tín ngưỡng thờ vong hồn và đã tạo nên một hình ảnh Việt Nam XHCN như sau:
- Lãnh đạo của Nhà nước với bộ máy công an giờ đây giống như những lãnh đạo thế tục, còn Hồ Chí Minh là lãnh đạo tinh thần giống như Đức Phật, Đức Chúa Ki Tô. Sự kết hợp giữa thế tục và tâm linh dựa trên công an thể hiện qua phật giáo quốc doanh và thờ cúng Hồ Chí Minh đã giúp cho nhà nước giữ được thăng bằng giữa thế tục (công an trị) và thần linh (thờ cúng vong hồn Hồ Chí Minh).
- Thần thánh hóa Hồ Chí Minh trở thành động lực để duy trì tính cảm tính của cộng đồng cộng sản,
- Thờ cúng vong hồn Hồ Chí Minh làm sợi dây gắn bó các đảng viên cộng sản và làm cho dân Việt không muốn chất vấn, hoài nghi về đảng cộng sản và nhìn vào sự thực vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử nữa.
Tiến lên đạo Phật XHCN
Tại miền Bắc, chính quyền cộng sản quản lý hoàn toàn Phật giáo (sư trụ trì là cán bộ do nhà Nước bổ nhiệm, cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán). Ngày sau 30/4/1975, Phật giáo miền Nam đã bước chân vào một bi kịch mới. Chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960 được đem thực hiện tại Miền Nam Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia,. Những hình thức lễ lạt lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ, số vụ các tăng ni tự thiêu[6] bị che dấu, các tăng ni bị giam giữ, chết trong trại giam từ sau ngày 30/4/1975 không được tiết lộ …
Tất cả các hình thức đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất của Phật giáo Ấn Quang tổ chức biểu tình, đều nhằm tới sự hình thành một giáo hội Phât Giáo được nhà Nước quản lý để có thể hoạt động trong môi trường chính trị xã hội chủ nghĩa.
1. Mở đường cho đạo Phật XHCN
Sau ngày 30/4/1975, chính sách tôn giáo của cộng sản là đàn áp các tăng ni chống đối để thành lập một giáo hội Phật giáo được chính phủ quản lý theo định hướng XHCN như một bộ phận chính trị của Đảng cộng sản, Dù đã ủng hộ Mặt trận giải phóng miền nam, các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn bị coi là phản động, đã lần lượt bị bắt giam, quản chế tại chùa, nhốt tù, đi cải tạo
Vào năm 1981, chính quyền bắt đầu thực hiện kế hoạch thống nhất Phật giáo[7] với việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thay thế Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất của Ấn Quang. Sự ra đời Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phân chia các nhà sư Ấn Quang thành hai nhóm:
- Nhóm tăng ni hợp pháp. Vì chính quyền dụ dỗ, hăm dọa[8], gây áp lực nên nhiều tang ni tuân theo chính sách tôn giáo của chính phủ tức là gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên được tiếp tục tu hành và một số trở thành lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới[9].
- Nhóm tăng ni bất hợp pháp. Nhóm này bao gồm các tăng ni, phật tử không chấp nhận tổ chức GHPGVN và tiếp tục tranh đấu đòi tự do tôn giáo nên bị đàn áp như dưới đây.
Sự hiện diện của hai nhóm tăng ni hợp pháp và bất hợp pháp phản ánh rõ rệt cảnh ‘nội ma và ngoại chướng’ của Phật giáo Ấn Quang (“nội ma” là những chia rẽ trong nội bộ Giáo hội, “ngoại chướng” là thách thức từ chính quyền trong nước).
Sau năm 1981, Phật giáo Ấn Quang tức Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất (GHPGVNTN) bị ép giải tán, trụ sở tại chùa Ấn Quang bị giải tỏa, chùa phải đóng cửa, tu sĩ lãnh đạo người bị quản thúc tại chùa, người chết trong tù, còn các tu sĩ cấp dưới và phật tử chống đối thì bị đưa đi cải tạo[10].
- Bị giam tại chùa
Hòa thượng Trí Quang, lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang[11],
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị tăng thống thứ năm Viện Tăng Thống GHPGVNTN bị giam giữ ở Thiền viện Thanh Minh và sống cô đơn dưới sự canh giữ của công an ở Thái Bình. Ngài nói: “Tôi đã bị cộng sản […] lưu đày tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình từ ngày 25.2.1982 vì tội ‘làm việc tôn giáo cũng là làm chính trị’”.
Năm 1982, hai hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị đưa đi lưu đày mỗi người một nơi tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Thái Bình.
- Ra tòa bị xét xử
Vào cuối năm 1978, chính quyền đưa các hòa thượng của khối Ấn Quang ra xét xử với nhiều tội danh khác nhau. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu cùng 19 tăng ni, phật tử khác đều bị cáo buộc tham gia hoạt động lật đổ nhà nước và thành lập một tổ chức cách mạng. Hai hòa thượng Tuệ Sỹ và Trí Siêu bị tuyên án tử hình nhưng sau đó được giảm án, những người khác bị tuyên án từ bốn năm tù giam đến chung thân.
- Bắt giữ mà không đưa ra xét xử
Vào tháng 4/1984, chính quyền Việt Nam đã đồng loạt bắt khoảng 12 tăng, ni ở nhiều ngôi chùa khác nhau, trong đó có những người là học giả uyên bác của Phật giáo miền Nam như Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thích Trí Siêu.
Theo sau vụ bắt giữ đồng loạt này, tháng 8/1984, chính quyền tiếp tục bắt giữ Hòa thượng Thích Đức Nhuận, giáo sư của Viện Đại học Vạn Hạnh, biên tập viên của Tạp chí Vạn Hạnh. Cùng vụ bắt Hòa thượng Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Tâm Quang và chú tiểu “Vinh Hien” cũng bị bắt giữ vì không tham gia GHPGVN.
Vào tháng 10/1984, chính quyền bắt giữ hai trụ trì của chùa Quang Âm và chùa Đại giác ở thành phố Hồ Chí Minh là Hòa thượng Thích Thông Bửu và Thích Thiệu Huệ.
Đến năm 1986, chính quyền vẫn tiếp tục giam giữ mà không đưa ra xét xử các hòa thượng Nguyên Giác, Như Minh, Đức Nhuận, Trí Siêu tại trại giam Chí Hòa.
Trước sự đàn áp Phật Giáo Ấn Quang, một số phật tử phản đối bằng biểu tình, tự thiêu và tự hỏi tại sao, nhất là Phật Giáo Ấn Quang có công lớn với cộng sản lại bị chính quyền đàn áp tàn bạo như vậy? Còn các phật tử thấm nhuần đạo pháp thì hiểu rằng pháp nạn của Phật Giáo Ấn Quang trải qua hiện nay là theo luật nhân quả của nhà Phật có nghỉa Phật Giáo Ấn Quang đã gieo nhân (hột) và nhân đã sinh quả ngay trong đời này (hiện báo). Luật nhân quả cũng là luật vận hành mọi viêc trong vũ trụ. Pháp nạn của Phật Giáo Ấn Quang là “quả báo” theo luật nhân quả báo dành cho Phật Giáo Ấn Quang.
2. Luật “Nhân quả”
Nhân quả là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể cho trái khác được. nhân nào thì quả nấy, nhân tốt quả ngọt, nhân xấu quả thối hỏng[12].
Theo giáo lý nhà Phật, pháp nạn mà các Thầy Ấn Quang đang gánh chịu là “quả báo nhãn tiền” của hạt giống (nhân) được các thầy đã gieo, vun tưới cho cây lớn mạnh (duyên) đơm hoa kết trái (quả) rồi báo đền các thầy (báo).
Niềm tin nhân quả sâu xa
Gieo gì gặt nấy, thật là công minh
Đời xưa quả báo thì chầy,
Đời nay quả báo một giây nhãn tiền”.
Nhận Quả (báo)
Những ai đã gieo hạt (cộng sản), vun trồng (duyên) cho cây cộng sản lớn mạnh trổ hoa, đơm trái (quả) thì sau ngày 30/4/1975 đều nhận được “quả báo[13]” rồi người đã gieo hạt sẽ phải “trả quả”. Vậy nay thử nhìn lại quãng đường lịch sử từ năm 1960 đến nay, luật nhân quả được khởi động bởi Phật Giáo Ấn Quang đã tiến trình như sau theo qui luật “nhân, duyên, quả, báo” mà nhiều người trong chúng ta là nhân chứng, nạn nhân hiện còn sống, trong đó có tác giả bài này.
Nhân[14]
Trong thời gian 1960-1975, tất cả những người kể cả Phật Giáo Ấn Quang nhân danh lập trường “dân tộc[15]”, đã gieo hạt “cộng sản” bằng cách ủng hộ Mặt trận giải phóng miền Nam, chủ trương đấu tranh bạo động, gây rối loạn không ngừng ở khắp miền Nam với quyết tâm đánh đổ chế độ tự do của miền Nam[16].. Dù biện minh thế nào đi chăng nữa thì theo thuyết nhà Phật, cứ nhìn trái cây (cộng sản) là biết họ đã gieo hạt giống cộng sản.
Duyên
Duyên 緣 (tiếng Phạn “prātyaya) là các điều kiện hổ trợ cho cái nhân thành cái quả. Thí dụ hạt lúa cần có sự giúp đỡ của các “duyên” như đất, hơi ấm, ánh sáng mặt trời, không khí, nước, phân bón, nhân công v.v… mới sinh ra cây lúa, …. Các yếu tố phụ đó là Duyên, là sức mạnh, là cơ hội thuận tiện hỗ trợ cho cái Nhân thành cái Quả .
Nhìn lại thời gian tranh đấu (1961-1975) của Phật Giáo Ấn Quang đã tạo các duyên sau cho nhân cộng sản trổ bông kết trái: Biểu tình, tự thiêu, lập lực lượng Phật giáo cứu quốc, thỉnh Phật ra đường, hương án trang nghiêm, tụng niệm như ở trong nhà, như ở trong chùa vào mùa hè 1966, Lực lượng Phật giáo cứu quốc gây cuộc thảm sát Thanh Bồ- Đức Lợi ngày 24-8-1964, chứa chấp cộng sản trong chùa, phát thanh, tuyên truyền cho cộng sản, thuyết pháp giả dối chống chính thể tự do, nhân quyền …
Quả
Phật Giáo Ấn Quang đã gieo “hạt nhân Mặt trận giải phóng miền Nam, một công cụ của cộng sản” thì đương nhiên cây mọc lên cho ra “quả” cộng sản ”gieo nhân nào thì gặt quả nấy[17]”. Còn việc sư sãi bị tù đày, chết trong tù, quản thúc tại chùa của Phật Giáo Ấn Quang … là quả báo tức ứng nghiệm của nhân và sự trả quả tức gánh chịu hình phạt của luật nhân quả vận hành một cách nhãn tiền luôn luôn đúng trong 3 thời:
- Thời quá khứ: gieo nhân (hạt),
- Thời hiện tại:Nhận được quả báo và phải trả quả,
- Thời vị lai: Tùy theo sự chuyển hóa của quả báo thời hiện tại mà sẽ nhận được “quả” trong thời tương lai.
Đúng như lời Phật nói thì Phật giáo Ấn Quang gieo nhân cộng sản thì giáo hội Ấn Quang cảm thọ được quả cộng sản và phải trả quả bằng tù dày, quản thúc đúng như câu kệ “Cái này sinh nên cái kia sinh”. Chắc chắn là các vị lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang đã đọc qua câu kệ là nội dung và ý nghĩa của lý Duyên khởi được đức Phật mang tính định luật, qui luật, qui tắc:
Cái này có nên cái kia có,
Cái này sinh nên cái kia sinh;
Cái này không nên cái kia không;
Cái này diệt nên cái kia diệt.
3. Quả báo:Đạo Phật XHCN ra đời
Với mục đích nhằm thay thế hệ thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất[18], một Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, đã được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, vào ngày 7 tháng 11 năm 1981. Hội nghị cho ra đời một hiến chương thánh lập Giáo hội phật giáo Việt Nam[19] với tôn chỉ mới “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” và chiếm vị trí tổ chức tôn giáo duy nhất ở Việt Nam được nhà cầm quyền hỗ trợ với tất cả các điều kiện ưu đãi nhất từ đất đai, cơ sở vật chất, nguồn kinh tài hoạt động… Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, tại sao mà quần chúng Việt Nam gọi là “Đạo Phật XHCN”, ‘Giáo hội Phật giáo nhà nước’, Phật giáo quốc doanh, đạo Hồ, đảng sư[20]”.?
Ông Đỗ Trung Hiếu, một cựu đảng viên cộng sản cao cấp, nhiều năm làm công tác tham mưu cho đảng về Phật Giáo, bị khai trừ khỏi đảng năm 1990, nên năm 1994, trong bài viết “Thống Nhất Phật Giáo” nói lên tất cả sự thật vè thống nhất Phật Giáo và tiết lộ :
“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tiến trình luật nhân quả được phát động bởi Phật Giáo Ấn Quang
1961: Gieo hạt giống cộng sản
1961-1975: Tạo duyên cho hạt giống cộng sản nở
1975-1981: Cây cộng sản trổ hoa trên miền Nam
1981: Báo ứng: Cây cộng sản cho trái là phật giáo quốc doanh
Phật giáo Ấn Quang trả quả:Tù đày, cấm hoạt động, quản thúc tại chùa …
1990: Hạt giống phật giáo quốc doanh là nhân do cộng sản gieo cho ra quả là các đạọ Hồ Chí Minh (đạo Ngọc phật Hồ Chí Minh, đạo Hoàng Thiên Long).
Nhân quả đắp đổi cho nhau và tiếp nối mãi không dứt.
—
[1] Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thích ứng với môi trường khắt khe bằng : ê tín, không đi chùa, tu ở đâu cũng được,
– Đơn giản hóa thờ cúng đạo Phật : trên ngôi thờ tam bảo chỉ cần một tấm Trần Điều màu đỏ treo trước tường chính điện thể hiện tứ ân, không ly gia cắt ái, không cần ăn chay, tụng k
– Tu theo đạo Phật, nhưng không cạo đầu, không áo cà sa, trừ m inh gõ mõ…không cần phẩm cúng bông hoa chỉ cần nước lã là đủ, nội dung giáo lý đơn giản phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của nông dân,
– Lập nên những trại ruộng như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười) Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên)…để giúp dân vừa tu vừa khẩn hoang miền đất hoang vu.
Phật Giáo Hòa Hảo
Thờ phượng rất đơn giản:
Ngôi thờ Tam Bảo tương trưng bởi tấm « Trần Điều » (miếng vải mầu nâu) tức thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng.
Đồ cúng, chỉ cúng nước lạnh trong sạch, bông hoa và nhang để cúng Phật còn bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì cúng chay, bánh trái thức ăn chay.
Còn về giáo lý, Đức Thầy đã viết Kinh mới dưới dạng thơ lục bát hay thất ngôn, với những danh từ đơn sơ đọc lên là hiểu ngay.
[2] Lạp Chúc Nguyễn Huy, Nội chiến văn hóa Bắc Nam 1975-1986 trên đất Việt, Nhân Ảnh XB 2022, hiện bán trên Amazon cùng với ấn bản anh ngữ Cultural Civil War Between North and South (1975-1986) In Vietnam của GS Vĩnh Thế Lâm, cựu giáo sư ĐH Vạn Hạnh và University of Saskatchewan và ấn bản pháp ngữ Guerre civile culturelle entre le Nord et le Sud au Vietnam (1975-1986) của L.J. Dorais, professeur émérite, Uni. Laval, Canada
[3] Các thầy Phật giáo Ấn Quang gọi là « Hồn Trương Ba da hàng thịt » theo sự tích hồn Trương Ba được vua cờ Đế Thích cho sống lại trong xác thân anh hàng thịt mới chết để diển tả đạo Phật có hồn Phật giáo trong thân xác XHCN
[4] 1. Quyển Số 1 – Bài Cúng Phật
27. Quyển Số 27 – Kinh Đức Di Lặc Cứu Độ Cõi Đời
- Quyển Số 44 – Kinh Phật Di Lặc cứu đời
[5] Trang http://www.phattuvietnam.net
[6] Vụ tự thiêu của 12 tăng ni chùa Dược Sư, tỉnh Cần Thơ tháng 11/1975
[7] Ông Đỗ Trung Hiếu, kiến trúc sư của tổ chức Phật giáo nhà nước này, viết «Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam».
[8] Sau năm 1975, bấy giờ ông Mai Chí Thọ làm giám đốc Sở Công an Thành phố HCM, nói với Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Trí Thủ, rằng: “Phật giáo có theo chính quyền không? Nếu không theo là chống. Nếu Phật Giáo chống chính quyền, chính quyền có công an, có quân đội, có nhà tù…”.
[9] Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Tăng thống GHPGVNTN) làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN đến khi qua đời;[23] Hòa thượng Thích Trí Thủ (Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đến khi qua đời; Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Phó viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN) làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, nay là Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đệ Nhất Phó pháp chủ GHPGVN
[10] Theo Đại đức Thích Huệ Thâu có ít nhất 7.000 người trong các trại cải tạo vào năm 1985.
[11] Hòa thượng Thích Thiên Quang , phó trụ trì chùa Ấn Quang cho biết HT Trí Quang bị giam tại chùa, mỗi ngày ông được cho ra ngoài 15 phút để vận động và tắm rửa. Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, Thượng tọa Thích Thiện Minh đã chết trong trại tạm giam vào tháng 10/1978.
[12] Để dễ hiểu, lấy một hạt cam (nhân) gieo xuống đất, hạt cam mọc lên thành cây cam. Cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt (quả)
[13] báo 報 nghĩa là đền, báo trả, đáp lại
[14] Chữ Hán, nhân 仁 , tiếng Phạn hetu có nghĩa là hạt, cái hột ở trong quả; quả果: có nghĩa là trái cây,
[15] Ngay từ giữa thập niên 1960 Giáo hội Phật giáo tại miền Nam đã có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo. Hàng giáo phẩm chia thành hai khối: “khối Ấn Quang” (gồm ba đoàn thể) và “khối Việt Nam Quốc tự” (có tám đoàn thể). Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo) có khuynh hướng thiên tả nên bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra sắc luật 23/67 ngày 18 tháng 7 năm 1967 công nhận khối Việt Nam Quốc Tự thay vì khối Ấn Quang.
[16] Trong biến cố 1966, một tờ báo lớn Mỹ đặt câu hỏi to tướng: Ông Trí Quang muốn gì? Muốn gì mà ông chống hết chính quyền này đến chính quyền khác? Muốn gì mà ông không biết nhân nhượng? Muốn gì mà ông đòi Quốc hội? Rồi muốn gì mà ông hết đòi Quốc hội lại chống Quốc hội? Thầy là một nghịch lý to tướng. Một ông thầy tu có tầm cỡ và sức thu hút đặc biệt của một nhà chính trị lớn, lớn nhất miền Nam lúc đó, nhưng lại từ khước cái khả năng hiếm có ấy để làm ông thầy tu.
[17] duyên có nghĩa là điều kiện còn quả chính là kết quả từ những hành động, ý nghĩ mà ra còn “báo” là ứng nghiệm, ứng vào, ứng báo.
[18] Có tôn chỉ ‘Hộ Pháp, Hộ Dân, Hộ Quốc’
[19] Thành phần Hội Đồng Trị Sự: chủ tịch HT Thích Trí Thủ, phó chủ tịch HT Thích Trí Tịnh, còn HT Thích Đôn Hậu làm phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật của Hội Đồng Chứng Minh…
[20] Sư là đảng viên đảng cộng sản