Hỏi Đáp Y Tế – Phần 1

SAI

COVID-19 có thể lây nhiễm bất cứ lớp tuổi nào. Tuy nhiên, những người lớn tuổi và những người đang bị những chứng bệnh về tim, phổi, thận hay tiểu đường thì dễ bị nguy hiểm hơn. Hiện tại chính phủ Québec đã cấm việc thăm viếng của người thân đến các nhà dưỡng lão vì tỷ lệ tử vong của các người già bị lây nhiễm đặc biệt cao

ĐÚNG

Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc biệt nào để chữa hay ngăn ngừa COVID-19. Tuy nhiên các bệnh viện vẫn cố gắng chữa cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19. Các khoa học gia và các viện nghiên cứu trên thế giới đang nỗ lực tìm thuốc chữa. Hiện nay đã có một vài loại thuốc đã được đem ra thí nghiệm. WHO cũng đang nỗ lực giúp các viện nghiên cứu để tiến hành nhanh chóng trong việc tìm thuốc ngăn ngừa và chữa bệnh do COVID-19 gây ra.

SAI

Tắm nước nóng KHÔNG ngừa bị lây nhiễm COVID-19. Bởi vì nhiệt độ cơ thể luôn luôn ở khoảng

36.5 độ C đến 37 độ C (97.7 độ F đến 98.6 độ F) cho dù có ngâm hay tắm trong nước nóng bao lâu. Thực ra thì tắm trong nước quá nóng sẽ dễ bị phỏng. Biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm COVID- 19 tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà-bông hay các loại thuốc rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây. Đồng thời tránh dụi tay lên mắt, mũi và miệng.

Những phương pháp như ăn tỏi, uống nước trà gừng, xúc miệng bằng nước muối hay thuốc tẩy, uống nước mỗi 15 phút, … đều KHÔNG có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, đôi khi còn nguy hiểm như trường hợp xúc miệng bằng thuốc tẩy (bleach) hay giấm hoặc các hoá chất dùng để lau chùi.

Phương pháp tốt nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh thường thức, và rửa tay thường xuyên bằng xà-bông, nước nóng nhiều lần trong ngày trong vòng ít nhất 20 giây, đồng thời tránh sờ tay lên mắt, mũi và miệng, đừng quên lau chùi thường xuyên điện thoại của chúng ta, vì đó cũng là chỗ để vi khuẩn bám vào. Chúng ta cần tránh xa đám đông, những người vừa mới đi du lịch về. Chúng ta cũng phải bỏ thói quen bắt tay, ôm hôn. Hiện tại chính quyền Québec hô hào chúng ta khi ra đường, vào siêu thị, bưu điện nên giữ khoảng cách 2 mét với người chung quanh. Đặc biệt chúng ta phải hết sức cẩn thận không tiếp cận với những người đang bị nhiễm bệnh hoặc đang bị ho, hắt xì hay đang bị sốt (lên cơn nóng) .

ĐÚNG

Theo những nghiên cứu hiện nay thì coronavirus (COVID-19) có thể sống tới khoảng 3 giờ trong không khí, 6 giờ trên bề mặt các vật dụng bằng đồng (copper), 24 giờ trên mặt các giấy cứng (cardboard), và từ 2 đến 3 ngày trên bề mặt của thép không rỉ (stainless steel) và nhựa (plastic). Để tiêu diệt chúng thì chúng ta cần lau chùi bề mặt của các vật dụng này bằng nước nóng, xà bông, và hoá chất khử trùng và phải thường xuyên rửa tay.

Khi nào chúng ta rửa tay?

*Trước và sau khi nấu bếp.

  • Trước và sau khi ăn
  • Sau khi đi vệ sinh

*Trước và sau khi đeo khẩu trang

  • Sau khi đi chợ, sau khi cầm quần áo dơ đi giặt,

Chúng ta rửa tay bằng xà bông và nước nóng hoặc dung dịch sát trùng chứa ít nhất 60% alcool.

SAI

Những triệu chứng của COVID-19 có thể hiện ra từ 1 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy chưa có triệu chứng, nhưng những người mắc bệnh có thể truyền sang cho người khác. Có người bị lây nhiễm mà chỉ bị những triệu chứng rất nhẹ.và đa số triệu chứng sẽ biến mất như những cảm cúm thông thường.

Tuy nhiên những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, hoặc những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe về tim mạch, phổi, tiểu đường có thể bị những biến chứng nguy hại như viêm phổi, suy phổi, suy thận dẫn đến tử vong.

Xác xuất bị nhiễm COVID-19 cao hơn khi người bệnh, bị ho khan cùng với chứng đau cổ họng, sốt cao. Nhất là nếu họ đã tiếp xúc với những người vừa đi ngoại quốc về, hoặc những người đã bị dương tính với test COVID-19

Những triệu chứng thường thấy khác là nhức đầu, nhức mỏi, tiêu chảy, buồn nôn.

Một số khác, có thể bị giảm hay mất vị giác và khứu giác. Hiện tại đây là những triệu chứng giúp người lây nhiễm, nhất là những người trẻ thường ít triệu chứng, cảnh giác để mau chóng tự cách ly.

Nhưng khi người bệnh với một số triệu chứng vừa kể cộng thêm triệu chứng khó thở, sốt cao phải nhanh chóng vào nhà thương để tránh những biến chứng suy phổi đột ngột.

Theo tài liệu của Radio Canada ngày 29/03/2020, khoảng 1/5 bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải nhập viện.

SAI

Điều này hoàn toàn KHÔNG đúng, vì cho dù quý vị có những triệu chứng như sốt, ho khô, đau cổ họng thì cũng chưa chắc đã nhiễm COVID-19, vì đó cũng là triệu chứng của cảm cúm thông thường. Hãy liên lạc với bác sĩ gia đình để xin ý kiến, hoặc gọi sô 1-877- 644-4545 (Tỉnh bang Québec), trừ trường hợp khẩn cấp, chúng ta không nên gọi số 911. Bởi vì đi đến những trung tâm thử nghiệm là đã đi vào những nơi có thể đang có vi khuẩn COVID-19 của những người mắc bệnh đến trước. Nên biết rằng vi khuẩn này có thể sống trong không khí 3 giờ sau khi người nhiễm bệnh ho, khiến vi khuẩn bay ra theo nước bọt của họ. Đó là cách truyền nhiễm chính của COVID-19, và đó cũng là lý do tại sao chính phủ khuyên dân chúng nên tránh ra ngoài hoặc vào chỗ đông người khi không cần thiết (distanciation sociale).

SAI

Tỏi được xem là loại thực phẩm lành mạnh vì có đặc tính chống vi khuẩn. Tuy nhiên KHÔNG có một chứng minh nào cho thấy rằng ăn tỏi sẽ chống được được loại vi khuẩn mới COVID-19 này cả.

ĐÚNG

Tỷ lệ tử vong của COVID-19 (cỡ 2 đến 5%), tương đối ít hơn SRAS năm 2002-2003 (10%), MERS (30%) nhưng nhiều hơn cảm cúm thường của hàng năm gấp 20-50 lần. Ngược lại COVID- 19 lan truyền rất nhanh chóng, vượt hơn SRAS rất nhiều nên đưa đến số nhiễm bệnh rất cao. Theo thông tin của chiều ngày 29/03/2020 số ca bệnh là 704,095 và tử vong là 33,509 trên thế giới. Trong khi đó bệnh SRAS có 8000 ca bệnh và 774 tử vong do bệnh SRAS.

Các chuyên gia y tế ước định rằng nếu không dùng cách ngăn ngừa thì trung bình mỗi người mắc bệnh COVID-19 sẽ lây qua cho 2,3 người. Các nhà nghiên cứu gọi đây là Hệ Số Lây Nhiễm (Indice de Contagion). Hệ số lây nhiễm của COVID-19 là 2, so với cúm hàng năm: 1 và cúm Espagnol: 2,2. Nhưng lưu ý đây chỉ là con số trung bình vì một người mắc bệnh COVID-19 có thể lây cho 100 người, nhưng một người khác cũng nhiễm lại không lây cho ai cả.

Hiện tại chưa có thông tin về việc vi khuẩn COVID-19 sẽ không trở lại người đã nhiễm chúng.

SAI

Theo khuyến cáo của chính phủ Québec, chỉ những người nhiễm bệnh hoặc những nhân viên y tế săn sóc người bị nhiễm mới phải đeo khẩu trang, và sau đó phải bỏ đi không được dùng lai (usage unique), Chức năng chính của khẩu trang để bảo vệ những người khác không bị nhiễm vi khuẩn chứ không có nhiều hiệu quả với người đeo vì vi khuẩn tấn công chúng ta chủ yếu qua đôi tay. Một lần nữa biện pháp hữu hiệu để ngừa vi khuẩn vẫn là việc rửa tay thường xuyên và đúng cách. Chúng ta không nên mang găng tay khi đi chợ, hay khi đi ra ngoài nhưng cần phải rửa tay nhiều lần và ngay khi về nhà, tránh để tay vào mặt vì người đeo găng tay cũng có thể bị nhiễm khi họ sờ llên mặt với găng tay.

SAI

Xịt rượu hay Chlorine lên người hay quần áo KHÔNG thể diệt được COVID-19, nếu nó đã nhiễm vào trong người. Xịt những hoá chất nói trên có thể làm hư hại quần áo, phỏng da và hại mắt. Các hoá chất nói trên được dùng để lau chùi mặt bàn, mặt bếp, tay nắm cửa …, chứ không dùng trên người.

SAI

RẤT NGUY HIỂM, không nên xúc miệng bằng bleach hay bất cứ loại hoá chất nào dùng để tẩy rửa, lau chùi … Những loại hoá chất này rất nguy hiểm và chỉ dùng để lau chùi hoặc tẩy rửa các vật dụng bên ngoài mà thôi.

Gần đây nhất hàng trăm người bên Iran đã bị thiệt mạng hay bị suy thận mù mắt khi đã uống Méthanol vì tin tưởng rầng hóa chất này (thường có trong rượu lậu, trong một số dung dịch tẩy rửa) sẽ giúp chống cơ thể chống lai vi khuẩn COVID-19.

Biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm hữu hiệu nhất vẫn là rửa tay bằng xà-bông và nước nóng, tránh sờ tay lên mắt, mũi và miệng, tránh những nơi đông người.

SAI

Theo dữ kiện khoa học thì COVID-19 có thể truyền nhiễm ở bất cứ nơi nào, kể cả những nơi có khí hậu nóng và ẩm ướt.

SAI

Các loại thuốc kháng sinh chỉ diệt vi trùng (bacteria) chứ KHÔNG thể diệt vi khuẩn (virus). Bởi vì COVID-19 là vi khuẩn, thế cho nên thuốc kháng sinh KHÔNG được dùng để ngừa hay chữa vi khuẩn.

Thế giới cũng chưa có vaccin cho loạ vi khuẩn này.

Tuy nhiên , hiện tại thuốc trụ sinh Azithromycine đang được nghiên cứu cùng với thuốc Hydroxychloroquine như thuốc trị liệu chữa dứt vikhuẩn cOVID-19. Hy vọng chúng ta sớm có tin vui chính thức để nạn dịch kinh hoàng hiện tại được nhanh chóng khống chế.

ĐÚNG

Cho đến ngày hôm nay, KHÔNG có dữ kiện nào cho thấy rằng muỗi có thể truyền COVID-19 từ người này qua người khác. COVID-19 là loại vi khuẩn truyền theo đường hô hấp như ho, hắt hơi, nước bọt hoặc nước mũi. Thế cho nên người đã bị nhiễm COVID-19 nên đeo khẩu trang để tránh truyền bệnh qua người khác. Đồng thời chúng ta nên GIỮ KHOẢNG CÁCH khi giao tiếp (distanciation sociale).

SAI

KHÔNG có một chứng minh nào về việc dùng nước rửa mũi (saline) giúp ngăn ngừa nhiễm COVID-19. Cho dù có một số trường hợp cho thấy rửa mũi bằng saline có thể giúp người bị cảm cúm thông thường mau lành bệnh hơn, nhưng vẫn KHÔNG thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.

SAI

Qua những dữ kiện khoa học thì chó, mèo KHÔNG truyền vi khuẩn qua người, nhưng trái lại chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn của người. Tuy nhiên sau khi tiếp xúc với thú vật thì chúng ta cũng nên rửa tay bằng xà-bông với nước nóng hoặc dùng các hoá chất rửa tay có bán trên thị trường.

SAI

Vaccin chống viêm phổi KHÔNG chống được COVID-19, bởi vì đây là loại vi khuẩn mới. Các khoa học gia trên thế giới đang hết sức chạy đua với thời gian để tìm thuốc chữa và thuốc ngừa. Tuy nhiên y khoa vẫn khuyên chủng ngừa viêm phổi để bảo vệ sức khoẻ.

SAI

Theo những dữ kiện hiện nay thì 81% những người bị nhiễm COVID-19 là ở trong trường hợp nhẹ. Những người khoẻ mạnh có thể khỏi bệnh nhanh chóng như bị cảm cúm thường. Chỉ có 2.3% người đã bị chết vì COVID-19. Những người hiện đang bị bệnh về tim, phổi hay tiểu đường mới bị xem là nguy hiểm.

SAI

Máy thổi hơi nóng làm khô tay ở các phòng vệ sinh KHÔNG có tác dụng diệt COVID-19. Hãy rửa tay bằng xà-bông hay thuốc rửa tay để diệt virus, máy hơi nóng chỉ giúp làm khô tay nhanh hơn mà thôi.

SAI
KHÔNG nên.

Hydroxychloroquine (plaquenil) là một thuốc dùng chữa bệnh đau khớp xương ( Arthrite rhumatoide) và Lupus trong rất nhiều năm qua , và tương đối an toàn tuy nhiên cũng có ít tác dụng phụ ( effet secondaire) nghiêm trọng: đó là loạn nhịp tim có thể đưa đến đứng tim ( allongement QT et torsade de pointes) và hư viêm mão (atteinte rétinienne) trong một số rất ít bệnh nhân.

Hydroxychloroquine ( Plaquenil) đã được thử nghiệm trên một số bệnh nhân nhỏ và có vẻ hiệu nghiệm để ngăn chặn sự xâm nhập và sinh sản của COVID 19. Nhưng những kết quả này phải được xét nghiệm lại bởi những nghiên cứu khoa học quy mô hơn trước khi được chấp thuận để dùng cho đại chúng. Những nghiên cứu này đang diễn tiến ở nhiều nơi trên thế giới và sẽ kết thúc trong vài tuần nữa.

Hiện giờ người ta dùng tạm Hydroxychloroquine ( Plaquenil ) cho những ca bệnh nặng nhập viện, trong khi chờ đợi kết quả các nghiên cứu khoa học. Các ủy ban y tế hiện giờ CẤM bác sĩ viết toa Plaquenil cho đại chúng vì chưa có kết quả xác định và cũng để ngăn ngừa sự khan hiếm của loại thuốc này.

Ngoài ra Institut de Cardiologie de Montréal đang nghiên cứu về loại thuốc Colchicine, (được dùng để điều trị bệnh gout) trong hy vọng thuốc này sẽ giảm thiểu được mức nguy hại ở phổi gây nên bởi vi khuẩn COVID-19.

Quý vị nên tránh tùy tiện uống thuốc, Trong trường hợp cảm cúm chỉ có thuốc Tylénol là an toàn để giảm đau, giảm sốt.

SAI

Với những virus gây cảm cúm thông thường thì khí hậu mùa Hè sẽ làm chúng yếu đi nên kháng thể của người dễ chống lại. Tuy nhiên, vì vi khuẩn COVID-19 quá mới, nên khoa học chưa thể tiên đoán được. Điều tốt nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh theo những lời khuyên của bác sĩ hay cơ quan y tế để bảo vệ sức khoẻ.

KHÔNG CHÍNH XÁC

Hàn thử biểu chỉ có hiệu quả khi người bị nhiễm virus đã bị lên cơn sốt khiến thân nhiệt tăng. Tuy nhiên KHÔNG CHÍNH XÁC với những người vừa bị lây nhiễm, bởi vì phải từ 2 đến 10 ngày sau khi bị lây nhiễm, con coronavirus mới làm người bị nhiễm lên cơn sốt.

SAI

Những người mới từ nước ngoài về đều phải tuân thủ việc cách ly 14 ngày. Dù không có triệu chứng, chúng ta KHÔNG CÓ QUYỀN ĐI DẠO NGOÀI ĐƯỜNG, không có quyền đi chợ trừ khi chúng ta đi thử test COVID-19.

Và ngay cả khi test COVID-19 là âm tính ( négatif), những người mới đi du lịch ngoại quốc về cũng phải tuân thủ thời gian cách ly 14 ngày.

Bất kỳ ai mặc dù không đi du lịch, không có tiếp xúc với người dương tính, khi bắt đầu có những triệu chứng cảm cúm nhẹ hay nặng đều phải tránh ra đường, và hết sức cẩn thận khi giao tiếp với người cùng nhà.

HOÀN TOÀN SAI

Gần đây dân cư trên mạng truyền nhau cách trị liệu bằng xông hơi được cho là thần dược cho người nhiễm COVID-19.

Xông hơi là cách chữa dân gian quen thuộc giúp cơ thể bớt căng thẳng mệt mỏi, giảm bớt viêm xoang, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể qua việc nâng cao thân nhiệt kích thích tế bào…

Nhưng trong trường hợp thực sự đã bị nhiễm COVID-19, chúng ta cần phải tránh xông hơi vì vi khuẩn sẽ theo hơi nước lan tỏa rộng khiến xác xuất lây truyền tăng nhanh. Các phòng cách ly trong bệnh viện dành cho những người bị bệnh truyền nhiễm được thiết kế theo nguyên tắc ngược lại với hệ thống đặc biệt để không khí trong phòng bệnh nhân không bị lan truyền ra khắp nơi trong nhà thương.( Chambre à pression négative).

Ngoài ra, khi bị sốt, người bệnh đã bị mất nước, nếu không lưu ý, xông hơi sẽ gia tăng sự mất nước (déshydratation). Khi bị sốt, huyết áp thường bị giảm, hơi nóng do xông hơi làm giãn các mạch máu góp phần vào việc giảm huyết áp khiến người bệnh có thể bị ngất xỉu. Và chúng ta cần lưu ý: sốc nhiễm khuẩn (sepsis) cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của COVID- 19 với sự tụt huyết áp nghiêm trọng.

Vì thế tuy xông cũng có nhiều tác dụng tốt nhưng không thích hợp với những trường hợp nhiễm COVID-19.

Bs Dương Đình Huy, BS Phan Xuân Trường, BS Cấn Thị Bích Ngọc
– Nguồn: Viet Heritage Renaissance

Cập Nhật Tin COVID-19

Nhận tin tức mới nhất, lời khuyên về phòng ngừa, giải đáp câu hỏi về COVID-19.

CẬP NHẬT COVID-19 (CANADA)

Bài Liên Quan

X