Hỏi Đáp Y Tế – Phần 5

Tuy bệnh Covid 19 cũng gây ra triệu chứng sổ mũi , hắt xì, đỏ mắt (conjonctivite) giống như bệnh dị ứng theo mùa (allergie saisonnière), bệnh Covid 19 có những triệu chứng khác hẳn, như sốt (99% bệnh nhân) , mệt mỏi, nhức mình mẩy, chán ăn , ho khan (70%), ho ra đờm (30%), tức ngực, khó thở (30%), tiêu chảy (20%).

Những triệu chứng trên đây cũng giống như những cảm cúm khác như influenza.

Tuy nhiên 25% bệnh nhân Covid 19 có một triệu chứng rất đặc biệt gần như không thấy ở các bệnh virus khác , đó là mất khứu giác (tức là không ngửi được các mùi )mặc dù không nghẹt mũi, và mất khẩu vị (không nếm được). Khi quý vị có những triệu chứng này, quý vị gần như 99% chắc chắn bị bệnh Covid 19, không cần thử nghiệm thêm.

Nên nhớ bệnh Covid 19 có thể đưa đến những biến chứng nặng trong 15% các ca, 5% ngặt nghèo cần nhập viện hồi sinh (soins intensifs) , và tỷ lệ tử vong khoảng 2-3% (tuỳ theo số thử nghiệm đại chúng) , tức là tử vong khoảng 10 lần hơn cúm H1N1. Do đó cơn dịch Covid 19 này rất nguy hiểm hơn các cảm cúm khác.

Những triệu chứng báo động phải vào bệnh viện gấp là :

  • Khó thở (nhịp thở >25/ phút) mặc dù nằm nghỉ không vận động
  • Môi hay tay chân tím xanh (thiếu oxygène)
  • Mê sảng, đánh thức không dậy
  • Tức ngực liên tục

BS Dương Đình Huy
Nguồn khảo cứu: https://www.uptodate.com/home/covid-19-access

Tuy đa số các bệnh nhân Covid19 bị ho và khó thở , có khoảng 10-30% các ca bị triệu chửng tiêu hoá như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Khoảng 50% những bệnh nhân bị triệu chứng tiêu hoá không có những triệu chứng ho hay khó thở.

Tuy phần đông cách lan truyền coronavirus là qua những giọt nước bọt tung ra bởi bệnh nhân, ô nhiễm bởi phân cũng có thể làm lan truyền bệnh. Một nghiên cứu ở Đại Hàn cho thấy coronavirus có thể thấy trong phân những người khỏi bệnh Covid 19 nhiều ngày sau những thử nghiệm trong mũi họng đã trở thành âm tính. Vì vậy họ khuyến cáo phải thử phân những người bệnh và nếu thấy coronavirus , phải đề phòng lan truyền bệnh qua ô nhiễm bởi phân.

Những thuốc Inhibiteur de l’enzyme de conversion de l’angiotensine (IECA) , và Antagoniste du récepteur de l’Angiotensine (ARA) dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bệnh suy tim, bênh suy thận.

Có nhiều giả thuyết cho rằng những loại thuốc này nguy hiểm khi bị bệnh Covid 19, dựa theo những nghi vấn này:

  • Những bệnh nhân bị huyết áp cao hay bị bệnh tiểu đường có rủi ro tử vong (6-7%) cao hơn trong dịch Covid 19 so với các bệnh nhân khác(2-3%). Có thể vì họ hay dùng các loại thuốc IECA và ARA ?
  • Nhiều thuốc trong loại IECA hay ARA làm tăng những récepteurs (thụ thể) tên là ACE 2 trên mặt các tế bào của phổi, tim, thận, ruột, vv . Coronavirus xâm nhập các tế bào của bệnh nhân bằng cách gắn liền vào những récepteurs ACE2 này. Vì vậy những bệnh nhân có nhiều récepteurs ACE 2 có thể bị coronavirus tràn vào dễ hơn ?

Tuy nhiên trên thực tế KHÔNG có bằng chứng nảo cho thấy các loại thuốc IECA hay ARA làm tăng rủi ro bệnh Covid 19. Nhiều nghiên cứu đứng đắn phản biện rằng:

  • Không phải tất cả các thuốc IECA hay ARA nào cũng làm tăng những récepteurs ACE 2 trên các tế bào. Nhiều thử nghiệm không đưa ra kết quả đồng nhất.
  • Coronavirus làm giảm bớt các récepteurs ACE2 trên các tế bào. Trong tình trạng bình thường, những récepteurs ACE2 này phá huỷ chất Angiotensine II , vì vậy nếu récepteurs ACE2 giảm đi thì Angiotensine II sẽ tích tụ. Angiotensine II là một chất độc làm nặng thêm viêm phổi và suy tim.

Ngược lại, những thuốc IECA hay ARA làm giảm đi hoặc ngăn chặn những hiệu ứng xấu của Angiotensine II . Vì vậy thuốc IECA hay ARA thay vì nguy hiểm, có thể làm nhẹ bớt bệnh Covid 19, trên lý thuyết .

KẾT LUẬN :

Không có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc IECA hay ARA làm nặng bệnh Covid 19. Trên thực tế, nếu bệnh nhân ngừng những thuốc này, những bệnh huyết áp cao, bệnh suy tim và suy thận có thể tái phát . Vì vậy các thẩm quyền y tế khuyến nghị bệnh nhân TIỂP TỤC DÙNG NHỮNG LOẠI THUỐC NÀY.

Sau đây là danh sách các thuốc : tên hoá học (tên thương mại )

  • IECA: Perindopril (Coversyl), Ramipril (Altace), Trandolapril (Mavik ), Lisinopril (Zestril), Enalapril (Vasotec), Cilazapril (Inhibace) , Captopril (Capoten) vv
  • ARA : Telmisartan (Micardis), Candesartan (Atacand), Valsartan (Diovan), Irbesartan (Avapro), Olmesartan (Olmetec), Losartan (Cozaar), v.v.

BS Dương Đình Huy
Nguồn tham khảo : New England journal of medicine

Cập Nhật Tin COVID-19

Nhận tin tức mới nhất, lời khuyên về phòng ngừa, giải đáp câu hỏi về COVID-19.

CẬP NHẬT COVID-19 (CANADA)

Bài Liên Quan

X