Người cộng sản thất trận văn hóa như thế nào?

Bài 9. Anh hùng XHCN

Lê Văn Tám

Dạy lịch sử là dạy cho học sinh các mẫu người để bắt chước hoặc phải tránh xa. Hãy noi gương các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo và những sĩ phu đạo đức như nhà giáo Chu văn An, Võ Trường Toản. Phải lên án những ông vua theo giặc Tàu như vua Lê Chiêu Thống hoặc hèn hạ quì gối xin hàng như vua nhà Mạc. Hiểu được tầm quan trọng của người gương mẫu trong lịch sử như vậy nên Đảng đã quan tâm đến môn sử bằng cách.

  1. Sáng tạo nhiều thiếu niên anh hùng “hư cấu” làm người kiểu mẫu cho xã hội chủ nghĩa, được dạy trong sách giáo khoa như một nhân vật lịch sử có thật, thí dụ như anh hùng thiếu nhi Lê Văn Tám,
  2. Sửa đổi sử theo đường lối chính trị của Đảng. Sau mật nghị Thành Đô năm 1990, đảng cộng sản phải dâng đất (ải Nam Quan, thác Bản Giốc, biển đảo) cho Trung Quốc nên đảng cộng sản đã phải sửa đổi lịch sử bằng cách biện minh cho Mạc Đăng Dung quì gối trói mình trước tướng giăc xin đầu hàng và dâng đất (xem bài 10).

Người kiểu mẫu Lê Văn Tám

Về thăm quê hương, lang thang tỉnh này sang tỉnh nọ, nhiều Việt Kiều trẻ đi qua một công viên, một trường học, một  tượng đài,  một đường phố mang tên Lê Văn Tám. Nếu hỏi là ai? Thì sẽ có câu trả lời được ghi trong bài học lịch sử, đó là cây đuốc sống Lê Văn Tám 10 tuổi tự tẩm xăng vào người chạy vào đốt cháy kho xăng của Pháp tại Thị Nghè năm 1946.

Bất cứ ai đã từng là học trò tại miền Bắc Việt Nam những năm trước 1975 và cả Việt Nam sau 1975 đều biết rõ câu chuyện Lê Văn Tám, một thiếu niên 10 tuổi, bán đậu phộng rang đã tẩm xăng vào người làm “ngọn đuốc sống”, chạy từ ngoài vào đốt kho xăng của Pháp tại Thị Nghè, thành phố Sài Gòn vào ngày 1 Tháng Giêng, năm 1946.

Câu chuyện về người thiếu niên dũng cảm này đã từ lâu đã trở thành nhân vật thiếu niên bất tử trong lịch sử và trong lòng thế hệ trẻ Việt Nam nên được :

  • In thành sách: “Lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong“và “Lịch sử đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh“ do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xuất bản …
  • Đưa vào sách giáo khoa dành cho lớp 4, lớp 5.
  • Nhiều tỉnh và thành phố của Việt Nam lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố. Tại các trường học, tên Lê Văn Tám cũng được đặt cho các chi đội, liên đội thuộc tổ chức “Ðội Thiếu Niên Tiền Phong”.
  • Tổ chức cuộc thi người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn thí dụ với đề bài: Em hãy viết những cảm xúc của em về một người thiếu niên tên Lê Văn Tám dũng cảm trong lịch sử nước ta, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (tối đa 500 từ).

Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám là câu chuyện hư cấu

Giáo Sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, đã lên tiếng chính thức trên truyền thông nhà Nước và khẳng định rằng nhân vật “anh hùng Lê Văn Tám” là hoàn toàn không có thật[1].

Theo Giáo Sư Lê, nhân vật Lê Văn Tám này do Trần Huy Liệu[2], một sử gia tiền bối của ông, người đã từng làm viện trưởng Viện Sử Học và chủ biên của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong thời chiến tranh, ngụy tạo ra. Giáo Sư Phan Huy Lê tóm lược lời kể và lời dặn của Giáo Sư Trần Huy Liệu, như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng Tháng Mười, 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét[3]”. Giáo sư Trần Huy Liệu có nhờ Giáo Sư Phan Huy Lê sau này nói lại khi có dịp[4]. Phải nói lại sự thật vì sử gia Trần Huy Liệu biết rằng “mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”.

Lộng giả thành chơn

Trong thời kỳ chống Pháp và xâm lăng miền Nam tự do, câu chuyên hư cấu Lê văn Tám[5]  là mẫu mực tuyên truyền, cổ động hy sinh cho các văn công sáng tác lịch sử chỉ có 30% sự thực (nhân vật, biến cố), 70% giả dối (hành động hư cấu khinh thường khoa học như Lê Văn Tám 10 tuổi tẩm xăng cháy còn chạy được 50M) để “lộng giả thành chân” như các thí dụ dưới đây.

  • Tô Vĩnh Diện[6] lấy thân chèn pháo,
  • Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu mai,
  • Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng,
  • Trần Can cắm cờ trên hầm chỉ huy của địch.

Cơ quan tuyên huấn của đảng thường đưa ra những nguồn tin giả tạo, đầy phi lý, mà chỉ dân ngu, ít học mới tin như các câu chuyện dưới đây:

  • những chiếc máy bay Mig của Liên Xô tắt máy, phục kích trong mây, xông ra tiêu diệt những máy bay Thần Sấm, Thần Sét của Mỹ,
  • Những chuyện anh hùng níu càng trực thăng,
  • những liệt sĩ một tay nhét ruột bị thương vào, một tay cầm tiểu liên giết cả một tiểu đoàn địch;
  • Nhiều cuốn phim, vở kịch do cán bộ tuyên truyền soạn thảo dựng nên với những nhân vật hư cấu, đều được đem ra học tập coi như những nhân vật có thật trong đời sống thật[7].

Sau khi mất điểm tựa Liên Xô thì đảng cộng sản lệ thuộc vào Trung Hoa với lời tuyên bố lịch sử của người đứng đầu đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh « Tôi biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất Nước,nhưng, mất nước còn hơn mất Đảng ». Từ đó Đảng cộng sản Việt Nam dập khuôn theo đảng cộng sản Trung Quốc thí dụ như bịa đặt ra một số nhân vật “anh hùng”. Ngày nay khi vô số nội dung ngụy tạo có sơ hở nên bị lột trần thì đảng cộng sản Trung Quốc lại cho ra đời “luật bảo vệ anh hùng liệt sĩ” để cấm mọi người chất vấn và xác minh!

[1] Giáo Sư Phan Huy Lê công bố việc này trong một bài viết được đăng trên tạp chí Xưa và Nay của của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, số ra Tháng Mười, năm 2009.Bài viết sau đó được báo Khoa Học và Ðời Sống (www.bee.net.vn) đưa lên mạng vào ngày 14 Tháng Mười, năm 2009, với tựa đề “GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám.”

[2] GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28/8/1945 đến ngày 1/1/1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1/1/1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2/3/1946,

[3] Dự án làm phim Lê Văn Tám biểu tượng cho cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) phải ngừng lại vì điều phi lý là tẩm xăng đốt cháy rồi thì cậu bé 10 tuổi sẽ ngã gục xuống ngay đâu có thể làm đuốc sống chạy 50 M vào đốt kho xăng.,

[4] Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,Trần Huy Liệu làm BT Bộ Tuyên truyền và Cổ Động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ‘Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”.

[5] Niên sử thiếu niên anh hung chống giặc bị phê bình hy sinh các trè em vị thành niên nên cơ quan tuyên truyền trộn lẫn các em với các vị ấu vương, với những vị thiếu niên anh hùng tự nguyên chống giặc như Trần Quốc Toản 16 tuổi dung cờ Phá cường đich báo hoàng ân, Nguyễn Hiền đậu trang nguyên lúc 13 tuổi đời Trần Thái Tông,Vua Lê Nhân Tông lên ngôi lúc 1 tuổi  đến 10 tuổi tự điều hành chính sự, Vua Duy Tân nhà Nguyễn lên ngôi lúc 7 tuổi , chống Pháp nên bị đầy

[6] Mới đây Giáo Sư Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế, xác nhận rằng, chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật

[7] « Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết “tuyên truyền và dối trá.” (Mikhail Gorbachev, nguyên tổng bí thư đảng cộng sản xô viết)

Lạp Chúc Nguyễn Huy
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Ghi Danh Nhận Bản Tin

Ghi danh nhận tin tức, bài đăng mới nhất từ chúng tôi.

SỰ KIỆN SẮP TỚI

No Events on The List at This Time

XEM NHIỀU NHẤT

166FansLike
0FollowersFollow
16SubscribersSubscribe

X