Người cộng sản thất trận văn hóa như thế nào?

Bài 14. Nội chiến văn hóa Bắc Nam

Trong mục này, từ bài 1 đến bài 13, chúng tôi đã vẽ lại chân dung văn hóa XHCN. Nhận diện được chân dung văn hóa XHCN sẽ giúp chúng ta nhìn rõ :

  1. Nội chiến văn hóa Bắc Năm 1975-1986 trên đất Việt (từ bài 14 đến bài 17),
  2. Lý do văn hóa Sài Gòn đã chiến thắng văn hóa XHCN và biến kẻ chiến thắng quân sự thành kẻ bại trận văn hóa,
  3. Vết tích quái lạ của văn hóa XHCN còn để lại trong xã hội Việt Nam, (Từ bài 18 đến bài 32)

Đặc tính nội chiến văn hóa

Sau ngày 30/4/1975, văn hóa XHCN được du nhập và áp đặt bằng vũ lực lên nhân dân miền Nam. Sự cưỡng bách văn hóa này là nguồn gốc cuộc nội chiến giữa văn hóa XHCN và văn hóa cổ truyền của Sài Gòn trong 10 năm (1975-1986).

Tại miền Nam, cuộc nội chiến văn hóa bắt đầu bằng hủy diệt kho vũ khí của văn hóa Sài Gòn là đốt sách, cấm nhạc qua 2 trận chiến:

  • Trân chiến trên giấy với chiến dịch đốt sách bắt nho (chương 8).,
  • Trận chiến ầm ĩ trong âm thanh với chiến dịch cấm ca, cấm nhạc vàng (chương 9).

Tại miền Bắc, hình ảnh thất trận văn hóa của cộng sản hiện nên rõ nhất tại nông thôn qua việc người dân âm thầm trở về với văn hóa cổ truyền bị lên án, cấm đoán trong 40 năm (1945-1986) (chương 7).

Cuộc chiến âm thầm bùng nổ không một tiếng súng, không một người chết, lặng lẽ như một cuộc chiến vô hình diễn tiến trong lòng người dân. Khác hẳn với nội chiến quân sự (1945-1975), cuộc nội chiến văn hóa giữa người quốc gia và người cộng mang những sắc thái một cuộc chiến âm thầm và tuân theo các qui luật văn hóa.

Cuộc chiến âm thầm

Cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam mang các sắc thái sau :

  • Cuộc chiến tự phát từ nhân dân,
  • Thắng bại phụ thuộc vào lòng dân nên cuộc chiến giống như một cuộc bầu cử dân chủ tự do hoàn hảo nhất vì việc lựa chọn một trong hai văn hóa diễn tiến âm thầm trong lòng người dân,
  • Không có một người hay một tổ chức nào đứng ra điều khiển nên cuộc bầu cử không có gian lận, áp lực nào cả,
  • Khí giới: Sách, nhạc, tín ngưỡng, phong tục …
  • Sự thắng bại phụ thuộc vào tinh thần người dân trước 2 qui luật văn hóa: Qui luật đồng hóa văn hóa qui luật hấp thụ tự nhiên.
  • Quân số lính chiến văn hóa không thể thống kê được vì phụ thuộc vào một yếu tố vô hình là lòng dân ủng hộ văn hóa nào, văn hóa XHCN hay văn hóa cổ truyền? Chỉ khi nào thắng bại đã rõ, thí dụ như năm 1986 văn hóa XHCN sụp đổ và biến mất dần thì chúng ta mới biết quân số hay số phiếu ủng hộ văn hóa Sài Gòn là đa số áp đảo.

Thắng bại theo qui luật văn hóa

Cuộc nội chiến văn hóa tại Việt Nam được hướng dẫn một cách tự nhiên bởi hai qui luật văn hóa: Qui luật đồng hóa văn hóa và Qui luật hấp thụ tự nhiên.

Qui luật đồng hóa văn hóa

Khi có sự cộng lưu văn hóa thì nền văn hóa thấp sẽ bị đồng hóa với nền văn hóa cao nên cuộc chiến giữa hai văn hóa sảy ra âm thầm, không một tiếng súng, nhưng vết thương văn hóa thì âm ỉ dài lâu cả thế kỷ. Theo qui luật văn hóa này, đôi khi kẻ chiến thắng quân sự biến thành kẻ bại trận văn hóa trong cuộc chiến văn hóa, thí dụ như tại Trung Hoa, sau khoảng hơn 100 năm bị Hán hóa, dân tộc Mãn ở Trung Quốc bỏ mất tiếng Mãn, chỉ còn nói tiếng Hán; người chiến thắng Mông Cổ và Mãn Châu trở thành kẻ bại trận văn hóa vì bị văn hóa của kẻ thua trận là người Trung Hoa đồng hóa.

Qui luật hấp thụ tự nhiên

Sau năm 1975, qui luật hấp thụ tự nhiên trong giao lưu văn hóa là hình ảnh dân Việt từ Bắc chí Nam tự nguyện đón nhận sự hồi sinh tín ngưỡng xưa, áo dài, văn học, nhạc vàng boléro … của Việt Nam Cộng Hòa.

Qui luật hấp thụ tự nhiên đã từng được chứng kiến tại Việt Nam vào thời Bắc Thuộc; mặc dù dân Việt bị cưỡng áp theo văn hóa Trung Hoa, nhưng vì văn hóa thời Hùng Vương thấp kém hơn nên có sự đồng hóa hòa hài  với sự đồng thuận của dân chúng như sử gia Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Trung tâm học liệu xuất bản, tr.32) nhìn dân Việt tiêu thụ văn hóa Trung Quốc như thế này : “… mà sự học của mình thì ai cûng yên trí rằng cái gì đã học được Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương, ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ vån minh của Tàu như thế…”. Nhận xét này của sử gia Trần Trọng Kim có thể giải thích đơn giản cuộc bại trận văn hóa của người cộng sản là văn hóa XHCN không thích hợp với dân Việt.

Qui luật đồng hóa văn hóa và qui luật hấp thụ tự nhiên là hai yếu tố quyết định thắng bại trong trận nội chiến văn hóa Bắc Nam tại Việt Nam.

Các mục phổ biến văn hóa trong Hưng Việt đều nằm trong chương trình nghiên cứu văn hóa Việt được giới thiệu đầy đủ dưới đây để gởi (miễn phí) on line đến độc giả nào quan tâm đến văn hóa Việt.

Giới thiệu chương trình nghiên cứu văn hóa Việt

Chương trình nghiên cứu văn hóa Việt của chúng tôi được phổ biến trong 3 cuốn sách bằng việt ngữ và 2 cuốn bằng anh ngữ đã được ấn hành năm 2022 nhằm mục đích chính :

  1. Giúp các bạn trẻ tìm hiểu văn hóa Việt và tìm tri giao trong văn hóa
  2. Gởi sách miễn phí đến các tri giao hoặc gởi on line đến độc giả nào quan tâm đến văn hóa Việt (nếu gởi điện thư đến tác giả : nguyenhuyquebec@yahoo.ca).

Các cuốn sách dưới đây :

1) Cuốn « Định hình văn hóa Việt» nhằm định hình và mô tả văn hóa cổ truyền đã chiến thắng văn hóa XHCN sau ngày 30/4/1975. Cuốn Định hình văn hóa trình bày sắc thái văn hóa hữu thể và vô thể cổ truyền từ khởi thủy đến hiện tại nhằm giúp độc giả nhất là các bạn thanh niên định hình được văn hóa Việt. Văn hóa thời Hùng Vương được định hình bởi các bài chuyên biệt: Cái váy, Đôi đũa, Chó đá, Trầu cau. Đến thời kỳ tự chủ, Việt Nam bước vào căn nhà văn hóa Viễn Đông. Trong thời kỳ này, trung tâm văn hóa nông thôn là đình chùa được định hình bởi cơm làng, con nghê còn trung tâm văn hóa quốc gia là kinh đô Thăng Long được định hình bởi các bài viết về Cây nêu, Tết, Bàn thờ tổ tiên, Vái lạy, Cơm Tết. Huế là biểu tượng đỉnh cao của văn hóa cổ truyền phản ánh qua các bài: Triết lý giáo dục vua Nguyễn, Ngự thiện, Nguồn gốc áo dài, Nón lá, Văn hóa của căn nhà, Cây kiểng.

Bản anh ngữ nhằm hướng dẫn các bạn trẻ đã đăng trên website Viet hoc journal trong mục English section dưới tựa đề :

Cultural Research lesson với lời giới thiệu của GS Đàm Trung Pháp,

Dear Readers:

As editor of the Vietnamese Studies Journal, I take great pride in presenting to you an innovative series of virtual field trips to enhance your understanding of Vietnamese culture, then and now. In the belief that “a picture is worth a thousand words,” my two former distinguished colleagues at the University of Saigon and Van Hanh University have combined their talents to create a high-caliber learning tool for readers to absorb the fundamentals of an amazing culture. Through lucid explanations and thought-provoking images of artifacts, this series of compelling lessons will enlighten you about the remarkable features of a culture that has existed for more than four thousand years.

Đàm Trung Pháp
Former Professor of Linguistics, Texas Woman’s University.

Mục lục
Dẫn nhập
Bài 1. Khái niêm văn hóa
Phần 1. Văn hóa thời Hùng Vương
Bài 2. Văn Lang-Âu Lạc
Bài 3. Cái váy
Bài 4. Đôi đũa
Bài 5. Chó đá linh thiêng
Bài 6. Trầu cau
Phần 2. Hình thành văn hóa Đại Viêt
Bài 7. Bối cảnh thời Bắc thuộc
Bài 8. Sáng tạo tiếng Hán Việt
Bài 9. Áo yếm
Phần 3. Bối cảnh Viễn Đông
Bài 10.  Đình làng
Bài 11. Cơm làng
Bài 12. Linh hồn con nghê
Bài 13. Thăng Long
Bài 14.  Cây nêu
Bài 15. Tết
Bài 16. Bàn thờ tổ tiên
Bài 17. Vái lạy
Bài 18. Cơm Tết
Phần 4. Trung tâm văn hóa Huế
Bài 19.  Huế
Bài 20. Triết lý giáo dục vua Nguyễn
Bài 21. Ngự thiện
Bài 22. Nguồn gốc áo dài
Bài 23. Nón lá
Bài 24. Văn hóa của căn nhà
Bài 25. Cây kiểng
Thư tịch

2) Cuốn « Nội chiến văn hóa Bắc Nam 1975-1986 trên đất Việt». Với một hành trang văn hóa XHCN đã được thử nghiệm trong 30 năm (1945-1975) tại miền Bắc, đảng cộng sản đem văn hóa XHCN miền Bắc áp đặt lên nhân dân miền Nam. Sự cưỡng ép văn hóa này làm bùng nổ âm thầm nội chiến văn hóa Bắc Nam trong 10 năm (1975-1986), kết thúc bằng sư bại trận của văn hóa XHCN. Cuốn sách này  vẽ lại chân dung văn hóa XHCN  và giải thích tại sao văn hóa XHCN đã lóe nên như một ánh chớp sáng dài 40 năm (1946-1986) rồi tắt trong bầu trời văn hóa tại Việt Nam.

Nội Chiến Văn Hóa Bắc Nam
(1975-1986)
Trên đất Việt
Lạp Chúc Nguyễn Huy

Nhân Ảnh 2022

 Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1. Văn hóa XHCN:Lý thuyết văn hóa giáo dục

1. Cơ sở lý thuyết
Hồ Chí Minh
Trường Chinh
2. Sáng tạo văn hóa vô thể
Văn học thành văn
Văn học dân gian
Nhóm Nhân văn giai phẩm
3. Giáo dục XHCN
Lý thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa
Huấn luyện cán bộ lãnh đạo
Kỹ sư tâm hồn
4. Vai trò lịch sử
Nhu cầu tuyên truyền
Phục vụ chính trị

Phần 2. Văn hóa XHCN : Xây dưng hạ tầng cơ sở

5. Hạ tầng cơ sở XHCN
Hợp tác xã
Tổ chức bao cấp
6. Hình ảnh xã hội mơ ước
Tài liệu thời bao cấp
Đời sống thường nhật

Phần 3. Văn hóa XHCN : Sụp đổ

7. Trận địa tại miền Bắc
Xóa bỏ xã hội cũ
Trở về văn hóa kinh tế xưa
8. Nội chiến « trên giấy»
Trận chiến trên giấy
Qui luật văn hóa khởi động
Chiến thắng văn hóa của Sài Gòn
9. Nội chiến trong “âm thanh”
Các loại nhạc
Đốt nhạc cấm ca
Chiến thắng của âm thanh bolero Sài Gòn
Thư tịch

Cuốn Nội Chiến văn hóa đã được GS Vĩnh Thế Lâm chuyển sang anh ngữ :

Cultural Civil War Between North and South
(1975-1986) In Vietnam
by
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Translated Into English by
 Vinh-The Lam

Nhân Ảnh
2022

3) Cuốn « Chuyện lạ nước Việt» là hình ảnh các dấu vết văn hóa quái lạ trên mặt kẻ bại trận văn hóa.

Mục Lục
Lời nói đầu
Chương 1. Văn hóa XHCN và sáng tác
Chuyện lạ về lãng mạn …
Chuyện lạ về thơ tình cảm …
Chuyện lạ về « Chàng Thơ » …
Chuyện lạ về ca dao …
Chuyện lạ về tà áo …
Chương 2. Văn hóa XHCN và giáo dục
Chuyện lạ về kỹ sư tâm hồn …
Chuyện lạ về gương anh hùng …
Chương 3. Văn hóa XHCN và lịch sử
Chuyện lạ về dâng đất …
Chuyện lạ về người đã chết …
Chương 4. Văn hóa XHCN và tín ngưỡng
Chuyện lạ về Đền Hồ  …
Chuyện lạ về vong hồn của Bác
Chuyện lạ về “ước mơ “của Bác …
Chuyện lạ về Ông Trời …
Chương 5. Văn hóa và kinh tế
Chuyện lạ về đạo đức …
Chuyện lạ về giết cha …
Chuyện lạ về người đầy tớ …
Chuyện lạ về giấc mơ …

Lạp Chúc Nguyễn Huy
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Ghi Danh Nhận Bản Tin

Ghi danh nhận tin tức, bài đăng mới nhất từ chúng tôi.

SỰ KIỆN SẮP TỚI

No Events on The List at This Time

XEM NHIỀU NHẤT

166FansLike
0FollowersFollow
16SubscribersSubscribe

X