Văn hóa ẩm thực Việt

song ngữ (Anh-Việt)

The Vietnamese Culinary Culture

by

Lạp Chúc Nguyễn Huy

Translated Into English by

Vinh-The Lam

Bài 4. Nhận diện khí thực phẩm

Thực phẩm được cung cấp hàng ngày cho chúng ta đều xuất phát từ ba môi trường sống.

Môi sinh khí dương thịnh trên trời của điểu thú, chim trời, chim muông,

Môi sinh khí âm thịnh dưới nước của sông, hồ, biển: tôm, cá, hải sản rong biển, rong biển;

Môi sinh trung gian trên mặt đất: động vật có vú, loài bò sát, rau, trái, ngũ cốc…

Từ những môi sinh trên mà thực vật và động vật sanh trưởng và khác biệt nhau về cường độ khí âm dương theo tứ khí (thái dương nóng, thiếu dương ấm, thái âm lạnh, thiếu âm mát) và ngũ vị (ngọt, cay, mặn, chua, đắng[1]).

Tiếp theo, chúng ta quan sát khí âm dương của thực phẩm qua tiêu chuẩn phân định (tương đối) khí âm dương nhìn từ bên ngoài (màu sắc, hình dạng, vị trí tăng trưởng…), chất cấu tạo bên trong (chứa ít hay nhiều nước, chất béo, số lượng calo…). Ngoài ra, còn phải quan tâm đến sự biến đổi nhiệt độ nguyên thủy của khí âm dương do nấu nướng biến chế, phương pháp tồn trữ (tủ lạnh).

Các tiêu chuẩn dựa theo nguyên lý âm dương nêu nên dưới đây chỉ cho chúng ta một ý niệm tổng quát để phân định khí âm dương trong thực vật và động vật và giúp chúng ta thứ nhất là tự làm thí nghiệm nhận định khí âm dương trong mỗi thực vật, thứ hai là chiết giải những mâu thuẫn giữa các tác giả trong phân định thực phẩm âm và dương.

Khí âm dương trong thực vật

Tiêu chuẩn màu sắc, tính chất, hình dạng…

Nhiệt độ khí âm dương của thực vật phát triển trên đất và dưới nước biểu lộ qua màu sắc, tính chất, hình dáng như bảng chỉ dẫn dưới đây.

Tiêu chuẩn

Dương

Âm

Màu sắc bên ngoài Đỏ, cam, vàng (cà chua, ớt, dứa khóm…) Xanh, tím, trắng (cà tím, cải bắp, chanh)
Tính chất Khô, nhẹ (các loai hương liệu như quế, tiêu) Nhiều nước hoặc chất béo (các loại trái dưa, đậu phọng, các loại hạt cho dầu ăn)
Hình dáng Dài, nhọn (củ cà rốt, ớt tiêu) Tròn, lớn : các loại củ, khoai phát triển trong đất (âm)

 

 Tiêu chuẩn mùi hương

Phổi chủ về khí, mũi là cửa sổ của phổi. Mùi bốc lên thuộc khí dương nên tỏa vào mũi, hòa với khí của phổi. Nhờ vậy mà chúng ta có thể biết cường độ khí dương trong trái cây mà xếp loại theo khí. Thí dụ, các trái cây mít, sầu riêng, soài, khóm…thuộc trái âm khi còn xanh (không thơm), nhưng được coi là trái có khí thái dương nóng phát ra mùi thơm bít mũi khi chín mùi.

 Tiêu chuẩn dầu

Hai loại chất dầu (tinh dầu bốc hơi và chất béo) giúp ta phân biện thực vật âm hay dương. Thực vật như đinh hương, đậu khấu, quế… thuộc về loại khí thái dương nóng vì chứa rất nhiều tinh dầu bốc lên và hòa tan trong nước. Trái lại các loại hạt thuộc về khí âm như đậu phọng, hạt dẻ… vì cho dầu dưới dạng chất béo.

Tiêu chuẩn calo và nước

Calo là dương, nước là âm. Dựa vào kết quả phân tích của khoa học về số lượng calo (dương) và nước (âm) trong mỗi thực phẩm, ta phân biệt được :

Thực phẩm dương : nhiều calo ít nước.

Thực phẩm âm : nhiều nước ít calo.

Thí dụ phân tích 100g của vài thực phẩm sau đây, 

100 g

calo

Nước (g)

Thực phẩm dương

Chocolat

Thịt bò

Thịt cừu

Thực phẩm âm

Dưa leo

Dưa hấu

Sà lát

Bình âm dương

Táo

Nho

500

165

225

13

30

21

64

74

1

70

60

95

90

94

83

79

 

Tiêu chuẩn khoáng chất

Cơ thể cần dùng nhiều khoáng chất chính (calcium, phosphore, potassium, soufre, chlore, magnésium) và khoảng 12 loại vi khoáng chất (oligo- éléments)  chứa nhiều trong rau trái.

Theo luật âm dương, ta có khoáng chất âm và dương đi từng cặp với nhau. Thí dụ cặp magnesium (âm)/calcium (dương), cặp potassium (âm)/ sodium (dương). Potassium là âm vì  nằm bên trong tế bào, có nhiều trong rau trái, tác động làm mát cơ thể. Trái lại khoáng chất sodium là dương nên nằm bên ngoài tế bào, làm khí bốc lên và tăng áp huyết.

Khí âm dương trong động vật

Cả ba môi sinh trên trời, dưới đất trong nước đều có động vật sanh sống. Nhiệt độ khí âm dương của thực phẩm động vật thì dựa trên hai yếu tố:

 Màu sắc của thịt: đỏ là dương, trắng là âm,

 Tính chất: Thịt là dương đối với mỡ là âm.

1)    Trên trời (dương)

Tính chất rất dương của thực phẩm điểu thú hiện ra qua màu đỏ của thịt. Thí dụ như chim bồ câu, chim sẻ, chim cút… 

 2)    Dưới đất : bò cừu, gà vịt v.v.

Cường độ khí âm dương biểu lộ qua màu sắc của thịt :

 màu đỏ đậm chỉ nhiệt độ khí dương rất nóng thí dụ thịt bò, cừu, dê ;

 màu xám  nhạt và trắng chỉ quân bình khí âm dương của thịt động vật thí dụ thịt gà ít gây xáo trộn khí huyết.

Tiêu thụ quá nhiều thịt màu đỏ sẽ gây ra bệnh dương của khí (mụn nhọt, nóng nảy, táo bón) và quá nhiều phần âm mỡ heo hay bò là nguồn gốc của bệnh âm hiện ra trong thể xác (béo mập, chất béo trong máu)

 3)    Trong nước (âm) : tôm cá, hải sản

Các loại cá tôm sống trong môi trường âm (nước) nên cung cấp nhiều nhiệt độ âm mát lạnh cho cơ thể. Vì vậy để quân bình âm dương, con người dùng khí dương nóng của vài hương liệu như gừng, ớt, làm nước chấm hay ăn kèm thí dụ như khi ta ăn gỏi cá sống, ốc, ngao, hến, sò huyết, sushi. 

Riêng về hải sản sò nghêu, tôm, cua… thì chia ra làm 2 loại theo nhiệt độ âm dương

 Loại nhiệt độ âm lạnh : sò, nghêu, ngao, hàu, ốc, mực ;

 Loại nhiệt độ dương nóng : tôm hùm, tôm rồng, cua biển (khí dương hiện ra với màu đỏ sau khi luộc chín).

 Biến chế nhân tạo

Các thực phẩm biến chế nhân tạo bởi kỹ nghệ, nấu nướng, tồn trữ (đông lạnh, ướp muối phơi khô, hun khói …) thuộc nhóm thực phẩm âm dương bất quân bình. Khí âm dương thay đổi tùy theo phương thức tồn trữ thực phẩm như sau.

 Làm tăng khí dương bằng hơi nóng (dương) và rút nước (âm)

Thực phẩm tươi được rang lửa, phơi khô, sấy, hun khói, ướp muối sẽ làm tăng khí dương. Vì khí âm (nước) bị mất, thực phẩm này rất dương nên có thể làm nặng thêm những bệnh gây bởi dương khí nóng như da khô, mụn nhọt, cao áp huyết.

Làm tăng khí âm

Xưa kia ở Việt Nam, các cụ chôn rượu trong đất (âm) để làm giảm khí dương của rượu còn người Âu trữ lâu trong hầm rượu. Ngày nay, tồn trữ thực phẩm bằng hơi lạnh (tủ lạnh) hay đông lạnh làm gia tăng một cách nhân tạo nhiệt độ âm của thực phẩm không hề gì với người khỏe mạnh nhưng có hại cho ai bị bịnh âm thí dụ như tiêu chảy, da dẻ luôn luôn lạnh, xanh ngắt, tiểu tiện không ngừng.

Khí thực phẩm có thể gây bịnh

 Trong bảng chỉ dẫn dưới đây, chúng tôi chọn một số thực phẩm   chứa khí dương quá nóng hoặc khí âm quá lạnh có thể gây xáo trộn Chơn Khí gây bệnh về khí nếu lạm dụng ăn nhiều, hàng ngày và không hạp tạng khí. 

Thực phẩm

Hương liệu,nước

Rau,củ,

Trái cây

Thịt động vật

Khí dương nóng Quế, đinh hương, gừng, tiêu, cà ri, hồi anis, rượu, bia, chocolat  

Sâm đỏ

Sầu riêng, nhãn, vải, soài, mít, dứa khóm

 

 

Bò, cừu, dê, ngan (vịt xiêm)

 

Khí âm lạnh

 

Nước lạnh, hoa cúc, tim sen,

Lá verveine, tilleul

 

 

Khổ qua, bắp cải,

Củ sắn,

 

Bưởi chua, chanh,

dâu da, chanh dây,

 khế, me

ếch, rắn, rùa, hàu sò, nghêu, ngao, hến; ốc,( ốc bưu, óc gai, ) bào ngư, sứa biển, hải sâm, sò lông , sò hến nghêu; sò huyết, hàu, trai, mực ống, mực nang, bạch tuộc

 


[1] Thêm 2 vị phụ : vị lạt và vị chát

Leson 4. Identification of Food Chi

Our daily foods are originated from the three following living environments:  

The living yang chi environment of the sky for wild birds,

The living yin chi environment of rivers, lakes, seas for shrimps, fish, sea foods, algae;

The living medium environment of the earth for mammals, reptiles, plants, fruit, cereals …

From these living environments the flora and fauna live, grow, reproduce and become different in terms of the intensity of the yin-yang chi in accordance with the Four Chi (extreme yang hot, extreme yang warm, extreme yin cold, extreme yin fresh) and Five Tastes (sugary, hot, salted, sour, bitter).

Next, we observe the yin-yang chi of foods through standards of distinction (relative) by looking at the appearance (color, shape, position of growth …), by the contents inside (containing more or less water, lipids, number of calories …).  In addition, we have to pay attention to the changes of the original temperature of the yin-yang chi caused by the cooking, processing, and preserving methods (refrigerator).

The standards based on the above-mentioned yin-yang principle only give us a general idea to make distinction the yin-yang chi in plants and animals, and help us, first, to perform the experiment to determine the yin-yang chi in each plant, and, second, to analyze the conflicts among the authors in their distinctions of yin foods and yang foods.

1. The yin-yang chi in plants

Standards of color, characteristic, shape …

The temperatures of the yin-yang chi of plants originated from the earth or in the water are revealed through colors, characteristics, shapes in the following list.

Standards

Yang

Yin

External color Red,orange, yellow (tomato, ,pepper, pineapple…) Green, purple, white (eggplant, cabbage, lemon)
Characteristic Dry, light (spices like cinnamon, black pepper) Much water or lipids (cucumbers, peanuts, oily nuts)
Shape Long, pointed (carrot, red pepper) Round, big (all kinds of potatoes developed in yin earth)

 

Standards of odours

The lung controls the chi, the nose is the window of the lung. The odour rising up belongs to the yang chi and enters the nose, and from the nose to the lung.  Thanks to that we are able to know the intensity of the yang chi in the fruit and it helps us to classify them in accordance to the chi. For example, the jackfruit, durian, mango, pineapple … are yin fruit when they are still green (not having odour yet), but when they are ripe they will become yang fruit because of their intense odour. 

Standards of oils

There are two kinds of oils (vaporized oil and lipids) that help us determine that a plant is yin or yang.  Plants like clove, nutmeg, cinnamon … belong to the group of hot yang chi plants because they contain lots of vaporized oils and can be dissolved in water.  On the contrary, nuts like peanuts, chesnuts … belong to the group of cold yin chi plants because they give out oils under form of lipids.  

Standards of calories and water

Calory is yang, water is yin. Based on the scientific analysis findings regarding the volume of calories (yang) and water (yin) in each kind of foods, we can make the following distinction:

 • Yang foods: Foods containing more calories, less water.

• Yin foods: Foods containing more water, less calories.

For example: Analysis of 100 g of some of the following foods:

100 g

Calories

Water (g)

Yang Foods

Chocolate

Beef

Mutton

Yin Foods

Cucumber

Watermelon

Lettuce

Equal yin-yang

Apple

Grape

500

165

225

13

30

21

64

74

1

70

60

95

90

94

83

79

 

Standards of minerals

Our body needs several principal minerals (calcium, phosphorus, potassium, sulfur, chromium, magnesium) and about 12 minerals contained in vegetables.  

According to the yin-yang rule, we have pairs of yin-yang minerals going hand in hand. For example: the pair magnesium (yin) /calcium (yang), the pair potassium (yin) / sodium (yang). Potassium is yin because it lies inside the cells available in great number in vegetables and fruit, and its impact is to freshen the body. On the contrary, sodium is yang, lying outside the cells, making the chi blowing up and increasing blood pressure.

2. The yin-yang chi in animals

In the three living environments (sky, earth, water) there are living creatures.  The temperatures of the food yin-yang chi are based on the two following factors:

             Color of meat:  red is yang, white is yin,

              Characteristic: Meat is yang vs fat is yin.

 1)    In the sky (yang)

The very yang characteristic of foods from birds is expressed through the color red of their meat: for example, doves, sparrows, quails …

2)    On earth: cow, sheep, chickens, ducks …

The intensity of the yin-yang chi is revealed through the color of the meat:

  dark red indicating high level of yang chi tempertature, for example : beef, mutton, goat meat;

  light gray and white indicating an equalized level of the yin-yang chi of the meat, for example: chicken meat, which rarely causes chaos in chi-blood.

High consumption of red meat will cause diseases by too much yang chi (pimples, constipation) and high consumption of fat cause diseases by too much yin chi (obesity, high cholesterol).

3)    In water (yin): shimp, fish, sea foods

The fish and shrimps live in a yin living environment (water), and, thus, provide yin low temperature to our body. Therefore, in order to achieve the yin-yang balance, people have to use the high temperature of some yang spices like ginger, red pepper to make the dip sauce when they eat raw fish salad, escargots, clams, oysters, cockles, shushi.   

For sea foods, like cockles, clams, shrimps, crabs … they are divided into two categories according to their yin-yang temperture:  

   Category of yin low temperature: cockles, clams, oysters, excargots, squids;

  Category of yang high temperture: lobsters, tiger shrimps, sea crabs (their yang chi revealed in the color red when well cooked).

 3. Artificial processing

The foods that are artificially processed by industry, cooking, preserving (refrigerating, salting, drying, smoking …) belong to the group of foods of yin-yang unequaliziation. The food yin-yang chi have changed in accordance with the food preservation methods as follows: 

Increasing the yang chi by steam (yang) and diminishing water (yin)

Fresh foods that are fried, dried, smoked, salted will obtain more yang chi.  Because of the loss of yin chi (water), this food will become highly yang, and, thus, can lead to diseases caused by yang chi like dried skin, pimples, high blood pressure.  

Increasing the yin chi

In Vietnam of the old days, the elders buried the wine in the earth (yin) to diminish the yang chi of the wine while the people in the West kept their wine in caves. Today, foods are preserved by cold air (refrigerators) or by freezing and, thus, artificially increase the yin chi of them; it will not cause any harm to healthy people but could be harmful to people having diseases caused by yin chi like diarrhea or cold skin.  

4. Food chi can cause diseases

In nthe following list, we have selected a number of highly yang hot foods or highly yin cold foods, which, if we eat them excessively on a daily basis, could create chaos in our body’s chi and cause chi-orignated diseases. 

Foods

Liquid spices

Vegetables

Fruit

Animal meat

Hot yang chi Cinnamon, cloves, ginger, back pepper, curry, anis, alcohol, beer, chocolate  

Red ginseng

Durian, longan, lychee, jackfruit, pineapple

 

 

Beef, mutton, goat meat, goose, Thai duck

 

Cold yin chi

 

Cold water, chrysanthemum, lotus plumule, vervain leaf, tilleul

 

 

Bitter cucumber, cabbage, jicama

 

Sour grapefruit, lemon, lansium domesticum, passion fruit, star fruit, tamarind

Toad, snake, turtle, oyster, cockle, clam, escargot, abalone, jellyfish, sea cucumber, squids

 

Lạp Chúc Nguyễn Huy
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Ghi Danh Nhận Bản Tin

Ghi danh nhận tin tức, bài đăng mới nhất từ chúng tôi.

XEM NHIỀU NHẤT

166FansLike
0FollowersFollow
16SubscribersSubscribe

X