Tượng đài. Hồn thiêng người Việt di tản

Tượng đài ở công viên Althostan, Mont-Royal với biểu tượng: Mẹ và con- biểu tượng hai thế hệ nối tiếp như một chuyển giao hai thế hệ quá khứ và tương lai.

Tượng đài ấy là nơi hội tụ gợi lên niềm hoài niệm lịch sử của hàng triệu người Việt di tản đã bỏ nước ra đi năm 1975. Đối với người còn sống là để nhớ lại và đối với người chẳng may bỏ mình cách này cách khác là để tưởng nhớ.

Và nơi đây sẽ là nơi hội tụ, biến tượng đá như có một linh hồn, trở thành hồn thiêng của người Việt như một nhắc nhở lại một quá khứ đau thương sẽ nhớ hoài ngàn năm.

Nó cũng gợi nhớ cho một những ai đã một thời sống ở miền Nam nhớ đến bức tượng THƯƠNG TIẾC. Nó trở thành hồn thiêng của các anh hùng tử sĩ tại nghĩa trang quân đội mà nơi ấy chỉ có tiếc khóc thương của những người vợ, người mẹ,  những người anh em còn ở lại chốn dân gian này.

Đó là những cái chết và sự hy sinh cuối cùng (ultimate sacrifice) của đời binh nghệp.

Họ đáng được tôn vinh và trân trọng. Họ chết còn có một nấm mồ. Một cái chết bình đẳng không còn phân biệt đẳng cấp, lon chậu như thế không bao giờ là  vô ích. Mà nhiều phần có thể chỉ có những cái sống thừa là vô ích thôi.

Nhưng lịch sử  sau hon 40 năm đã sang trang. Còn nhớ hay đã quên?

Vì thế,  bức tượng Mẹ và con, thay vì tiếc thương, nó là biểu tượng của niềm HY VỌNG, mang ý nghĩa có thể tha thứ, nhưng quên thì không.

Còn người Việt trên mảnh đất tự do thì người Việt còn có chỗ để nhớ, chỗ không quên như một ghi khắc. Người mẹ kể lại cho con với những giọt nước mắt vui mừng rướm lệ về một tương lai tự do nơi xứ người và cũng có thể là những nỗi niềm nỉ non, kể lại phận người, về những người bất hạnh đã không tới được bến tự do.

Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì tương lai kể từ nay cũng thuộc về chúng ta, làm chủ vậy.

Tượng đài ấy ngoài giá trị linh thiêng như hồn dân Việt, nó còn chuyên chở một ý nghĩa cao đẹp và rộng lớn. Nó cho thấy rằng trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, bi kịch nhất, giữa cái sống và cái chết, đi tìm một lối thoát.. Con người Việt Nam vẫn đứng dậy, làm lại cuộc đời từ số không và cấy môt niềm hy vọng vào tương lai của thế hệ mai sau. Còn có niềm hy vọng thì còn tất cả. Sức người là một khả năng vô biên và vô lường.

Biết can đảm đứng dậy, đó là cái cao cả của kiếp nhân sinh. Tượng đài ấy dạy cho con cháu các thế hệ tiếp nối một bài học biết hy sinh, biết nhẫn nhục và tương lai đã mở ra cho rất nhiều giới trẻ sau này đến những thành công đáng  kinh ngạc về nhiều mặt. Họ đã nên ông nên bà mà đại diện là những giới trẻ đã thành công xây dựng tượng đài này.

Xin ghi nhận như một lời cảm tạ các anh chị ấy.

Tóm một lời, tôi xin vịn lời của thi si Nguyễn Chí Thiện- một người tù kiệt xuất như một lời kết- nói thay cho người Việt di tản.

Sẽ có một ngày
Sẽ có một ngày, con người hôm nay
Vất súng , vất cùm
Vất cờ, vất đảng……
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên..
Nguyễn Chí Thiện

(Trích lại  trong Hoa Địa ngục, Tiếng vọng từ đáy vực, trang 88. Ông thú nhận thức cả đêm để làm bài thơ này. Bài thơ  còn dài, tôi xin tóm lược một hai đoạn)

Cuộc chiến Quốc-Cộng có thể cho đến nay chưa đến hồi chấm dứt.  Còn có những điều cần phải nhớ.

Và sự thành công của người Việt đi tìm tự do là một thách thức hữu hiệu nhất trong cuộc chiến hiện nay.

Nguyễn Văn Lục

Ghi Danh Nhận Bản Tin

Ghi danh nhận tin tức bài đăng mới nhất từ chúng tôi.

SỰ KIỆN SẮP TỚI

No Events on The List at This Time

MỚI NHẤT

183FansLike
0FollowersFollow
20SubscribersSubscribe

X